ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 147

đuối và tội lỗi của mình. Ở đâu thiếu vắng một trong hai phương diện cơ bản ấy
của tự nhận thức tôn giáo cá nhân, thì ở đó có lệch lạc chết người tách ra khỏi sự
thật Kitô giáo.

Ở đây không phải chỗ [thích hợp] để bàn rộng về toàn bộ ý nghĩa của sự thật

ấy, về tính phổ quát của bản chất lưỡng phân ở con người, về tính bình đẳng về
nguyên tắc của tất cả mọi người
giống nhau cả về phẩm giá quý tộc như “bầu
đoàn của Thượng Đế” và cả về tính bất toàn và tội lỗi ở tình trạng thường nghiệm
của họ. Đây là một trong những chân lí mà ý nghĩa đích thực của chúng được
chúng ta hiểu rõ và cảm nhận thật sinh động, chỉ sau khi nhận biết được trên thực
nghiệm tác động của phản bác đối nghịch lại. Nhà sử học biết rõ chân lí ấy khác
biệt đến đâu, ví dụ như đối với phản bác phổ biến vào thời cổ đại được phát triển
ngay từ Aristotle về khác biệt có tính nguyên tắc, được nói như là khác biệt về
bản thể, giữa linh hồn của “người tự do” và linh hồn của kẻ nô lệ, hay là giữa linh
hồn của “người Hi Lạp” và linh hồn của “kẻ man rợ”. Nhưng không may là ngay
ở thời đại hiện nay cũng chẳng cần phải đào sâu vào “nhiều thế kỷ trước” để cảm
nhận được ý nghĩa của chân lí được xem xét: chỉ cần so sánh nó với những học
thuyết quả quyết tình trạng bất bình đẳng về nguyên tắc giữa những con người, ví
dụ như tùy thuộc vào sắc tộc này hay sắc tộc kia, thừa nhận phẩm giá tuyệt đối
của một số người này và hạ thấp những người khác xuống địa vị kẻ nô lệ đáng
khinh bỉ không có quyền tồn tại, hoặc là - trong một phiên bản khác có ý nghĩa
ngược lại của cùng dị giáo đó - tuyên cáo một giai cấp xã hội này là hiện thân của
cái ác thuần túy, còn một giai cấp kia - là hiện thân của điều thiện và cứu độ. Đối
diện với những phản bác tương tự - trước những tai họa và những hạ nhục con
người không sao chịu nổi sinh ra từ những phản bác ấy, - thì chần lí vĩnh cửu của
tin mừng về ý nghĩa thiêng liêng như nhau của mỗi con người cá nhân rạng lên
ánh sáng rực rỡ và an ủi chúng ta, và cùng với điều này là tình trạng bất toàn
cùng cảm nhận thấy ở bản chất thường nghiệm của con người!

Điều quan trọng đối với chúng ta ở đây là hiểu rõ được cơ sở bản thể luận

do đó mà tính lưỡng phân của hiện hữu con người được chúng ta xem xét sẽ có
được ý nghĩa phổ quát đích thực. Tính phổ quát này dẫn xuất ra từ bản chất có thể
nói là chung một bản thể của tất cả mọi người. Đối với phản bác theo đó mỗi thực
thể cụ thể tách biệt tựa hồ như có một hiện hữu độc lập khép kín ở trong bản
thân, và có một bản chất đặc biệt riêng của mình, ý tưởng về tính bình đẳng về
nguyên tắc của bản chất con người hẳn phải được hình dung là không giống với
sự thật. Dựa trên cơ sở nào mà hai hay nhiều thực thể, ở trong hiện hữu của mình
không hề tiếp cận với nhau mà ngược lại, khép kín ở trong bản thân mình, có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.