những phẩm tính và những cuộc đời hoàn toàn khác nhau, lại phải được thừa
nhận theo thực chất tiên khởi là hoàn toàn như nhau? Ở trong giới hạn của vấn đề
đời sống tôn giáo, từ quan điểm đó chúng ta có khuynh hướng xem ngay từ đầu là
ít có khả năng để cho, ví dụ như một vị thánh thiện được soi sáng và một kẻ tội
lỗi đầy tăm tối lại có được bản chất giống nhau và có thể được xem là huynh đệ
có cùng một ái lực tinh thần nội tâm. Quan niệm mang tính cá nhân luận kiểu này
phổ biến rộng rãi ngay cả ở trong giới các tín đồ sùng tín Kitô giáo. Tuy nhiên,
quan niệm ấy sai trái từ gốc rễ. Nó mâu thuẫn với thấu đạt triết học sâu sắc hơn
nói chung, cũng như mâu thuẫn với ý thức tôn giáo đích thực.
Thế giới và hiện hữu không phải như mới thoạt nhìn là tập hợp đơn giản hay
là tổng số các thực thể riêng biệt độc lập với nhau, mà mỗi một thực thể trong đó
có một phạm vi đặc biệt của hiện hữu, và những thực thể ấy chỉ tiếp xúc hay
tương tác với nhau từ bên ngoài. Ngược lại, thế giới và hiện hữu là thống nhất
toàn thể: những bộ phận riêng biệt của nó hay các thành viên đều hợp nhất với
nhau về nội tâm đến mức tất cả bọn họ đều có một khởi nguyên nào đó thống
nhất chung xuyên thấu vào tất cả mọi người. Những con người riêng biệt thực
chất tựa hồ như các thành viên hay các tế bào của một cơ thể thống nhất - là
những thực thể sống mà đời sống của chúng dựa trên tình trạng cùng nhau dồng
thuộc về một toàn thể chung nào đó, tựa hồ như hưởng chung cùng một tuần hoàn
máu cho tất cả. Theo tính tương tự mà chúng ta đã nhắc đến, hình như do Plotin
phát biểu lần đầu và rất nhiều lần đã được sử dụng trong văn chương huyền học
Kitô giáo, những con người giống như lá của một cái cây, nhìn bề ngoài như độc
lập với nhau và có thể thậm chí không hề chạm vào nhau, nhưng từ bên trong đều
được nuôi sống bằng cùng một dòng nhựa cây chung chảy đến chúng qua thân và
rễ cây chung.
Do tính chất đồng thuộc chung ấy của tất cả mọi người không ngoại trừ một
ai, cùng thuộc về một thống nhất loài người hay tính người, bao trùm hết thảy và
xuyên thấu hết thảy, nên tất cả mọi người đều có một bản chất chung - dù cho họ
có khác biệt nhau đến đâu đi nữa về toàn bộ những phương diện còn lại. Thế
nhưng cái bản chất chung ấy, như chúng ta đã thấy, theo thực chất của nó là
lưỡng phân: con người trong tư cách là thực thể tinh thần là “bầu đoàn của
Thượng Đế”; nó có một thứ gì đó từ Tinh thần của Thượng Đế và trong tư cách
ấy nó là thành viên tiềm năng của “Vương quốc Thiên Chúa”; nó có những chiều
sâu bén rễ ở trong Thượng Đế; và đồng thời với điều này, con người như nó là
thế, có tình trạng yếu ớt và bất toàn cố hữu dẫn xuất ra từ bản chất xác thịt của
nó, gắn với nguồn gốc từ trong lòng cõi trần gian và gắn với quyền lực của “cõi