ấy của học thuyết về tính nguyên tắc của khác biệt ở trong thực chất và ở trong số
phận tôn giáo của những linh hồn con người khác nhau, bản thân học thuyết ấy có
thể dựa vào những văn bản Phúc Âm về khác biệt giữa “những con cừu” và
“những con dê”, giữa những con người bị số phận định trước phải “khóc lóc và
cắn răng lại” và những người được chuẩn bị sẵn để được cứu rỗi. Tuy nhiên, đối
với những ai đã được khai mở ra thực chất của khải huyền Kitô giáo ở trong tính
nghịch lí của nó và những ai muốn là người phụng sự Tân Ước “không phải theo
lời văn, mà theo tinh thần”, - thì không còn hồ nghi rằng, những văn bản loại đó
chỉ có ý nghĩa biểu tượng nào đó và ý nghĩa sư phạm; chúng ít nhất cũng không
thể xóa bỏ ý nghĩa tôn giáo quyết định của khải huyền về Thượng Đế như Người
Cha thương yêu, Người ban cho bất cứ ai cầu xin và mở cửa cho bất cứ ai gõ vào,
hay là chân lí nói rằng Đức Kitô tới “không phải để xét xử, mà để cứu độ cõi trần
gian”.
Không văn bản nào, không có lời văn nào của Sách có thể dập tắt được ý
thức vui mừng ở trong chúng ta vốn bắt nguồn từ chính thực chất của tin mừng
về tính bình đẳng về nguyên tắc của cắc linh hồn con người trước Thượng Đế -
mà đó là tính bình đẳng kép của họ: ở trong phẩm giá của họ như “bầu đoàn của
Thượng Đế” và cả ở trong tính yếu ớt con người và tình trạng không hoàn hảo
của họ. Tính bình đẳng này lẽ cố nhiên không loại trừ cả những khác biệt, lẫn
những ngôi thứ giữa các linh hồn khác nhau của con người; nhưng ngay cả khác
biệt to lớn nhất có thể hình dung được giữa những vị thánh thiện được Thượng
Đế lựa chọn và những kẻ tội lỗi đầy tăm tối cũng không hề xóa đi sự kiện cơ bản
rằng họ vẫn là anh em của nhau, có chung với nhau một ái lực bẩm sinh tinh thần,
- rằng vị thánh thiện vĩ đại nhất vẫn phải chịu có những yếu đuối con người và kẻ
tội lỗi tăm tối nhất ở trong những ngóc ngách các chiều sâu của tinh thần vẫn mở
ngỏ lối đi vào cho ân phúc cứu độ của Thượng Đế. Người mộ đạo quên mất tính
tội lỗi của mình thì cũng ở cách xa với chân lí của khải huyền Kitô giáo giống
như kẻ tội lỗi đánh mất đi hoài vọng về lòng từ tâm của Thượng Đế vốn không
bao giờ cạn và bao trùm hết thảy. Bằng chứng tốt nhất của tính phổ quát đích
thực về tình trạng lưỡng phân đã được chúng ta xem xét chính là nghĩa vụ của tất
cả mọi người không trừ một ai, của mọi linh hồn con người bất kể trạng thái tinh
thần cụ thể của nó, những tài năng được Thượng Đế ban tặng cho nó hay những
thành tựu tinh thần của nó có là gì đi nữa, ở trong tự nhận thức của mình [nghĩa
vụ ấy] kết hợp cảm nhận phẩm giá của mình như bầu đoàn của Thượng Đế và
như thành viên tiềm năng đồng tham gia vào Vương quốc Thiên Chúa cùng vơi
thú nhận khiêm nhường tình trạng không xứng đáng của mình, tình trạng yếu