đức ấy trộn lẫn cuộc sống vô hình của trái tim con người với ứng xử đạo đức,
trộn lẫn ân phúc với việc tuân thủ theo lề luật đạo đức, về căn bản nó là định
hướng kiểu Pharisees ở trong phạm vi của thế giới Kitô hữu. Ước muốn vốn tự
thân nó là tự nhiên, mong được nhìn thấy dấu hiệu tình trạng thực sự được rạng
sáng trong thanh sạch và thánh thiện đạo đức, được kết hợp ở đây với đánh giá
đạo đức không phải trên cơ sở nhận thấy được (thực chất là vô hình, chỉ có khai
mở cho Thượng Đế) trạng thái nội tâm đích thực của tâm hồn, mà lại trên cơ sở
thước đo bắt buộc chung về ứng xử bề ngoài; đồng thời nó lại kết hợp với thừa
nhận trá ngụy đã được chúng ta đề cập đến ở trên về khác biệt tuyệt đối giữa
“thánh thiện” và “tội lỗi”, giữa “thanh sạch” và “không thanh sạch”, giữa “đã
giác ngộ” và “chưa giác ngộ”. Mọi phe phái phân chia theo đạo đức hóa - từ
những người Montanist và Donatist ở giáo hội cổ đại cho đến các giáo phái
Baptism và Pietism thời đương đại - đều là các loại đánh tráo sự thật cứu độ rạng
sáng của Đức Kitô bằng tính hợp thức và như vậy là theo kiểu Pharisees.
Bên cạnh đó có một xu hướng tự nhiên gần như vô tình đồng nhất khác biệt
vô hình đã được chúng tôi chỉ ra, giữa hai lĩnh vực hiện hữu mà mỗi con người
đều tham dự vào, với khác biệt của hai lĩnh vực đời sống con người - chính là
lĩnh vực “tôn giáo” và “thế tục”, được hiểu như là các lĩnh vực khả dĩ phân biệt
được theo bề ngoài của cuộc sống và hoạt động của con người - một mặt là lĩnh
vực cầu nguyện, suy niệm, tham dự các nghi lễ thờ phụng Thượng Đếv.v., và mặt
khác là lĩnh vực hoạt động kinh tế, nhà nước, xã hội, sáng tạo khoa học, nghệ
thuật và sáng tạo văn hóa nói chung v.v. Và khác biệt ấy, về phần mình được
đồng nhất với khác biệt giữa “giáo hội” - hay là đời sống con người như “thành
viên giáo hội” - và toàn bộ phần còn lại là cuộc sống “thế tục” của anh ta. Vì lẽ
việc học hỏi đức tin của giáo hội thừa nhận phẩm hàm đặc biệt của “tính thánh
thiện”, nên tính lưỡng phân được đề cập đến rốt cuộc dễ bị tiếp thu như đặc trưng
của khác biệt về nguyên tắc giữa đời sống đạo đức và các nghĩa vụ đạo đức, ở
một bên, các “chức sắc”, các “nhân vật tinh thần”, và ở bên kia, là “con người thế
tục”.
Thế nhưng, tất cả những chuyện này tuy cũng khá tự nhiên, nhưng dù sao
cũng là hiểu lầm không xác đáng, bóp méo thực chất của vấn đề. Chúng ta bắt
đầu từ chuyện đơn giản nhất. Không đi vào thảo luận ở đây một cách giáo điều về
vấn đề tính chính đáng và các bổn phận của chức sắc đặc biệt “thánh thiện” trong
giáo hội Kitô giáo, chúng ta chỉ nhận xét một điều: nếu việc phụng sự, mà “nhân
vật thánh thiện” được hiệu triệu, ràng buộc một cách tự nhiên một số bổn phận
đặc biệt cho anh ta, mà “người thế tục” lại không bị ràng buộc, thì khác biệt ấy