một tô canh, còn hơn là cứ tiếp tục chiêm ngưỡng Thượng Đế”. Ở tất cả mọi noi
mà việc tìm kiếm Vương quốc Thiên Chúa - cho bản thân mình và cho những
người khác - hay nói chung là mối quan tâm tôn giáo khiến cho chúng ta vô cảm
đối với các nhu cầu vật chất thế tục của các người gần chúng ta, thì ở đó đều có
tình trạng xuyên tạc đức tin Kitô giáo, làm nó suy đồi thành kiểu đức tin
Pharisees không xác đáng và không chịu nổi về đạo đức. Thật hoàn toàn không
đúng khi cho rằng “giáo hội” tựa hồ như là liên minh hay cơ quan chỉ có nhiệm
vụ duy nhất của mình là chăm lo giáo dục “tôn giáo” cho người ta về tinh thần,
chăm lo thỏa mãn các nhu cầu “tinh thần” của họ. “Giáo hội” có thực chất như
vậy thì không còn là giáo hội chân chính của Đức Kitô nữa, không còn là “thân
thể của Đức Kitô” đầy huyền bí nữa, là nơi ở đó mọi thứ đều “thống nhất” trong
thực chất; đó sẽ là nơi hội họp của bọn Pharisees hay những kẻ tội lỗi không hối
cải - hội họp của những người đã quên mất lời răn dạy cơ bản về tình thương yêu
những người gần, nên chính vì vậy, theo lời của vị tông đồ Yoan, [họ sẽ] “phải ở
nơi chết chóc” hay “trong bóng tối”. Ngược lại, khuôn mẫu vĩnh hằng của giáo
hội đích thực của Đức Kitô chính là giáo hội Kitô giáo sơ kì, là nơi ở đó “nhiều
người tín ngưỡng có chung một trái tim và chung một linh hồn”, cho nên “không
một ai có nhu cầu” vì rằng “mỗi người có nhu cầu gì cũng đều được cho” (Cv.
Tđ. 4, 32,34-35).
Nhưng .cần phải hiểu thế nào, suy ngẫm ra sao nhiệm vụ ấy của đời sống
Kitô giáo? Ý nghĩa Kitô giáo chân chính, cơ sở tôn giáo của nó nằm ở chỗ nào?
Điều khẳng định rằng tình thương yêu Kitô giáo đối với người gần mà trong đó
có việc chăm lo thỏa mãn các nhu cầu vật chất cho người đó, [điều này] có giá trị
nào đó thuần túy nội tại, hiển nhiên tự thân, tựa hồ như loại trừ bản thân câu hỏi
về cơ sở của nó, [nhưng điều khẳng định ấy] không phải là phản bác chống lại
nhu cầu của chúng ta suy ngẫm về nó, chính là để hiểu được tính phù hợp của nó
với lời dạy chỉ tìm kiếm Vương quốc Thiên Chúa mà thôi. Bởi rõ ràng là tình
thương yêu người gần bó buộc chúng ta tạo tác điều thiện cho anh ta, đem lại cho
anh ta những phúc lợi có giá trị đích thực, chứ không phải trợ giúp anh ta đạt
được những gì không có giá trị nào hay thậm chí đạt được điều ác. Giúp kẻ
nghiện rượu được thỏa chí say sưa, hay giúp kẻ lầm lạc ngoại tình, hoặc giúp kẻ
cướp hay kẻ cho vay lãi làm giàu trên lưng những người khác, - mọi thứ như vậy
hiển nhiên không thuộc về nhiệm vụ tình thương yêu người gần của Kitô giáo. Từ
điều này rõ ràng suy ra rằng lời dạy Kitô giáo cho người đói được ăn, cho người
khát được uống, cho người ở trần mặc quần áo giả định rằng thỏa mãn những nhu
cầu như thế của người gần có giá trị tôn giáo tích cực - bất chấp lời dạy “đừng