cũng cần phải được hiểu ò trong ý nghĩa này. Điều này theo thực chất cũng trùng
khớp với lời dạy duy nhất chứa đựng trong đó toàn bộ sự đầy đủ của lí tưởng
Kitô giáo, của mục đích đời sống Kitô giáo: hãy hoàn hảo như Cha của chúng ta
ở trên Trời hoàn hảo.
Chúng tôi xin nhắc lại, tính thống nhất mục đích của đời sống Kitô giáo
trong ý nghĩa khái quát này là một thứ gì đó không còn phải tranh cãi. Thế nhưng
điều này không cản trở việc cho rằng cái mục đích tối thượng thống nhất ấy
không những có thể đạt được bằng những con đường khác nhau, mà mục đích đó
tự thân nó còn có những biến thể hay các phương diện khác nhau, tựa hồ như
hiện thân cụ thể trong những diện mạo khác nhau. Và cả ở đây cũng như mọi chỗ
khác, “là người phụng sự cho Tân Ước” ấy là phụng sự cho “không phải lời văn,
mà tinh thần: vì rằng lời văn thì giết chóc, còn tinh thần thì phục sinh” (2 Cor. 3,
6). Như thế, chúng ta xác nhận rằng, chính bài giảng trên núi dạy chúng ta trước
hết phải lo tìm kiếm “Vương quốc Thiên Chúa và sự thật của nó”, còn các thứ
khác thì chẳng cần bận tâm, đồng thời dạy chúng ta “làm những việc từ thiện” và
“cho người cầu xin”, v.v. chăm lo thỏa mãn những nhu cầu vật chất thế tục của
người gần ở ngoài mọi ý nghĩ về ý nghĩa của trợ giúp ấy nhằm “cứu độ linh hồn”
của người gần. Trong kinh Phúc Âm hết sức tha thiết nhấn mạnh ý nghĩa tôn giáo
tuyệt đối của nhiệm vụ thương yêu hữu hiệu người gần, thể hiện ra trong việc cho
người đói được ăn, cho người khát được uống, tiếp người lạ, mặc quần áo cho
người ở trần, thăm nom người đau ốm: phiên xét xử tương lai đối với linh hồn
con người, việc thừa kế “vương quốc, được định đoạt từ việc tạo dựng thế giới”,
được đặt ra phụ thuộc trực tiếp vào việc thực hiện nhiệm vụ này.
Như vậy, ở ngoài mọi bàn luận, đã rõ được một điều. Nếu đối với chính bản
thân mình tôi trước hết phải lo tìm kiếm Vương quốc Thiên Chúa và không bận
tâm về các nhu cầu thế tục của mình, và nếu như tôi cần phải giúp đỡ người gần
của tôi vững vàng trong phương hướng đó của ý chí, thì bên cạnh chuyện này,
việc thỏa mãn nhu cầu trần thế cho người gần của tôi chính là thước đo chân
chính duy nhất cho tình thương yêu của tôi đối với anh ta, mà tình thương yêu đó
vốn là thành quả và biểu hiện của tình yêu đối với Thượng Đế, nên chính là minh
chứng tất yếu cho tính chân thực ở công cuộc của tôi tìm kiếm “Vương quốc
Thiên Chúa và sự thật của nó”. Một trong những nhà hiền triết Kitô giáo vĩ đại
nhất, vốn tự mình đã sống trọn vẹn các ân phúc của “Vương quốc Thiên Chúa”, -
Meister Eckhardt đã nói thật đúng và giản dị về chuyện này: “Nếu ngay như anh
có được lên đến chín tầng mây và chiêm ngưỡng Thượng Đế, mà người gần của
anh xin anh cho ân - tốt hơn cho anh là hãy xuống mặt đất và nấu cho người đó