ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 89

khách quan duy nhất của những yêu sách ấy nằm ở trong điều này. Ở trong thực
chất chân chính ấy của mình nguyên lí nhân văn là lớn lao hơn yêu sách và
“quyền” của con người. Nguyên lí ấy chính là nghĩa vụ thiêng liêng của con
người phải giữ gìn phẩm giá của mình, luôn trung thành với nguồn gốc cao quý
của mình. Toàn bộ đạo đức Kitô giáo dẫn xuất ra từ tự-ý-thức quý tộc mới mẻ ấy
của con người; đạo đức đó không phải là thứ như Nietzsche đã tưởng (ông ta bị
lầm lẫn vì tình trạng xuyên tạc lịch sử đối vời niềm tin Kitô giáo), như là “đạo
đức của những kẻ nô lệ”, “cuộc nổi loạn của những kẻ nô lệ trong đạo đức”;
ngược lại, nền đạo đức ấy hoàn toàn dựa trên một mặt là nguyên tắc quý tộc:
phẩm giá bó buộc, mặt khác là cảm nhận căng thẳng về tính thiêng liêng của con
người, như thực thể có cơ sở Thượng Đế.

Từ nay con người tôn trọng người gần của mình cũng như bản thân mình, vì

rằng ở trong cả người này lẫn người kia anh ta nhìn thấy ánh hồi quang và hiện
diện của chính Thượng Đế. “Mi nhìn thấy người anh em của mình - ấy tức là nhìn
thấy Chúa tể của mình” - đây là một trong những phát ngôn của Jesus Kitô không
được đưa vào Phúc Âm, nhưng dựa trên những cơ sở nội tại thì đó là phát ngôn
dích thực của Người (trùng khớp với lời dạy bào của Phúc Âm nói rằng, khi
chúng ta cho kẻ đói được ăn và kẻ khát được uống nước, thì thông qua những kẻ
đó chúng ta thể hiện tình yêu và trợ giúp cho chính Đức Jesus kitô). Và ở trong
một phương hướng khác - phương hướng tự ý thức và tự nhận thức - con người
khi ý thức được mối liên hệ và tinh két hợp từ xa xưa với Thượng Đế, thì bắt đầu
hiểu rằng, hiện hữu của bản thân mình trong chiều sâu bàn thổ luận của nó là một
thư gì do lớn lao hơn cái thứ đóng kín ở trong bản thân, trong tòn tại “thuần túy
con người”. Trong những chiều sâu của mình, con người khai mỏ ra hiện diện của
chính Thượng Đế. Từ quan điểm mới thu nhận được này, con người diễn giải tình
trạng cô đơn thông thường của mình giống như St Augustine: “nếu giả sử tôi nhìn
thấy bản thân mình, hẳn là tôi đa nhìn thấy Người” (viderim me -viderim Te), hay
là: “Người luôn ở trong tôi, chỉ có bản thân tôi chưa ở trong Người”.

Nội dung này của tin mừng lần đầu tiên khai mờ cho con người phẩm giá

đích thực của nó và bằng cách đó khẳng định tính thiêng liêng của chính cở sở
bản thể luận ở con người - tính thiêng liêng của khởi nguyên nhân bản - phẩm giá
ấy ở trong truyền thuyét lịch sử của giáo hội bị đè nén và lấn át bởi học thuyết đối
lập lại về tính đê tiện của con người (theo thực chất không mâu thuẫn với niềm
tin vào phẩm giá và tính thiêng liêng của con người, mà chỉ bổ túc cho nó bằng
một yếu tố khác, có hiệu lực đối với bản chất đồi bại của con người). Chính từ
đây đã xảy ra hiểu lầm lịch sử đầy tai họa nói tới ở trên, vì thế mà chủ nghĩa nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.