xem như đã nhổ bỏ cái gai cũng thấy thoải mái. Còn về Đằng Tuấn ra mặt
hộ người khác, kết quả lại trở thành vật thế thân có oan uổng hay không thì
đã không còn là chuyên gì quan trọng nữa, tất nhiên sẽ chẳng còn ai bị dị
nghị.
Lão Phùng là người đầu tiên bị cho thôi việc trong đám nguyên lão nên
cũng xem như là mở ra một tiền lệ, chuyện này đã làm dấy lên một cơn
sóng lớn trong đám công nhân chính thức cùng “giai tầng” với ông ta.
Trước đây, họ chưa bao giờ nghĩ rằng bản thân sẽ có ngày bị một tờ công
văn lạnh lẽo đuổi ra khỏi cong ty một cách tuyệt tình như thế. Song những
người có liên quan ở phòng nhân sự đã giải thích rất rõ ràng, công ty làm
như thế là hoàn toàn dựa vào luật pháp, có nhân chứng vật chứng, dù trong
bất cứ hoàn cảnh nào cũng rất hợp lý. Những công nhân cũ đã quen với sự
thảnh thơi, định kê cáo gối ngủ ngon trong vô lo để bám trụ công việc tới
ngày cuối cùng ý thức được vị trí của mình kỳ thự không hoàn toàn ổn định
như họ hằng tưởng tượng. Mấy năm nay, sở dĩ họ có thể vững như núi
không phải do Giang Nguyên không dám động đến họ mà là nhờ Chủ Tịch
vẫn niệm tình cũ, không muốn làm gì họ. Nhưng lần này, cuối trang văn
kiện, chữ ký rành rành giấy tắng mực đen không phải của Diệp Bỉnh Lâm
thì là ai?
Sự bất an và nguy cơ chưa từng có trước đó đã khiến đám công nhân
chính thức bắt đầu hoảng loạn. Một số người trong số họ không ngừng kích
động lão Phùng đến tìm Diệp Bỉnh Lâm nói cho rõ ràng, nhắc lại tình xưa
nghĩa cũ, không chừng Chủ Tịch sẽ thay đổi suy nghĩ. Hoặc nếu không thì
nói vài lời mềm mỏng với Hướng Viễn – người phụ trách việc này – rồi tự
kiểm điểm mình thì sự việc có lẽ sẽ còn có thể xoay chuyển. Nhưng lão
Phùng là người tính khí nóng nảy cương trực, tuy hiểu rằng mình rời khỏi
Giang Nguyên sẽ khó tìm được một nơi tốt như vậy nhưng đâu thể mặt dày
đi xin xỏ được. Trước mọi người, ông ta đã nghiến răng nói: “Lão đây
không tin là không dựa vào cái đám khốn vong ân phụ nghĩa ấy thì không
sống nổi.”