chung một nam, một nữ. Những sinh viên o chung một nam một nữ này
quan niệm là sống ở Tây nên mọi sinh hoạt cũng phải giống Tây.
Ở các nước châu Âu hiện nay nói chung và ở nước Pháp nói riêng, tỷ lệ số
người kết hôn thấp hơn nhiều so với trước. số nam nữ ở cùng nhau theo
kiểu già nhân ngãi, non vợ chồng thì nhiều vô kể. Có nhiều cặp sống chung
với nhau cho đến khi có một, hai hoặc thậm chí là ba đứa con mới thấy hợp
nhau, mới cưới. Cũng có những cặp chấp nhận sống với nhau như thế suốt
đời. Lối sống chung của họ như vậy, không có gì ràng buộc nên số người ly
hôn cũng nhiều. Nhưng vì họ là người Pháp, kinh tế, nhà cửa và việc làm
ổn định, mỗi người lại độc lập về tài chánh nên việc chia tay nhau không
mấy rắc rối. Gần đây, toà Thị chính của một tỉnh phía nam nước Pháp còn
cho phép hai người đồng giới làm lễ kết hôn với nhau.
Một số sinh viên Việt Nam sang Pháp đã đi vào những tình trạng như vậy.
Có ai quản lý họ đâu, bố mẹ, gia đình thì ở xa. Nhà trường và thầy cô
không biết điều đó. Còn bạn bè thì cũng chẳng mấy ai quan tâm đến những
chuyện đó. Mà dù có biết mười mươi cũng đâu dám nói gì. Thế là được dịp,
số sinh viên ấy tự do, một kiểu tự do quá trớn. Rồi họ cũng rủ nhau đi làm
thêm kiếm tiền hoặc là làm chân rửa bát, hoặc làm việc cho các quán ăn
Việt Nam. Một số rất ít trong số những sinh viên sống theo kiểu này về sau
thành vợ chồng. Số còn lại, sau mấy năm chung sống, tranh thủ dành cho
nhau, rồi dành thời gian đi làm thêm quá nhiều để có tiền tiêu, không đủ
sức, không đủ thời gian để học, vậy là thất bại, phải về nước, rồi lại ai đi
đường nấy.
Cũng có những sinh viên Việt Nam vừa đi học vừa tranh thủ làm thêm cuối
tuần như một số sinh viên Pháp hoặc sinh viên nước ngoài học tại đây. Nếu
đi làm "chui" thì không cần giấy phép lao động nhưng khi bị cảnh sát tóm
được thi chủ doanh nghiệp thuê người lao động phải bị phạt nặng còn
người lao động thì bị cắt việc. Nếu đi làm thêm tại các cửa hàng bán quần
áo hay hàng ăn, hàng bánh mì…mà chủ doanh nghiệp khai đàng hoàng thì