lúc Lộ quân 19 chiến đấu chống lại một lực lượng địch quá chênh lệch về
sức mạnh thì quân đội gồm hai triệu người của Tưởng án binh bất động,
đứng nhìn Lộ quân 19 chiến đấu và sắp tan rã. Tưởng hứa tăng cường 100
ngàn quân cho Lộ quân 19, nhưng về sau chỉ phái hai sư đoàn 87 và 88,
tổng cộng chỉ có 15 ngàn quân. Hai sư đoàn này mới thành lập chưa có
kinh nghiệm tác chiến, và bị tiêu diệt hai phần ba lực lượng.
Tống Tử Văn phải tung đạo quân thu thuế 30 ngàn người của mình vào
chiến trường để trợ giúp Lộ quân 19. Tuy vậy phía Trung hoa không chống
lại được sức mạnh của quân Nhật có vũ khí quá tối tân. Vào lúc ngưng bắn
ngày 3-3-1932 thì 600 ngàn người Thượng Hải trở thành dân tỵ nạn, sự
buôn bán ngưng trệ hẳn, lợi tức suy giảm 75 phần trăm, 900 cơ xưởng kỹ
nghệ và thương mại bị phá hủy, một sự thiệt hại lên tới 170 triệu.
Đứng trước sự tàn phá khủng khiếp của trận chiến, Tống Tử Văn phải
tuyên bố, "Nếu Trung hoa phải lựa chọn giữa cộng sản và quân phiệt Nhật
Bản thì Trung hoa phải đi theo cộng sản." Tống Tử Văn rất căm phẫn và tủi
nhục khi Trung hoa bị Nhật Bản xâm lăng, thoạt đầu là Mãn châu, và bây
giờ là Thượng Hải, trong lúc đó hội Quốc Liên không hề lên tiếng can
thiệp. Lời tuyên bố nẩy lửa của Tống Tử Văn đã đưa ông vào vị trí chống
đối lại Tưởng Giới Thạch.
Đối với Tưởng thì mối lo tâm phúc là cộng sản, và luôn luôn đòi tiền để chi
dùng cho những chiến dịch tiễu trừ quân cộng sản. Tống Tử Văn và giới tài
phiệt Thượng Hải rất bất mãn, cho rằng Tưởng đã không nhìn thấy mối
nguy thực sự là Nhật Bản. Giới tài phiệt đứng lên tổ chức Phong Trào
Chống Nội Chiến, và chống lại việc dùng quân sự để giải quyết những vấn
đề chính trị nội bộ. Tuy nhiên Phong trào này không đạt được kết quả mong
muốn.
Lộ quân 19 được quần chúng kính phục như những vị anh hùng và Tưởng
Giới Thạch rất khó chịu sự kiện này. Tưởng liền ra lệnh cho Lộ quân 19
tiến vào vùng Phúc Kiến để đương đầu với quân du kích cộng sản. Khi đẩy
Lộ quân 19 anh hùng ra khỏi Thượng Hải, Tưởng muốn mượn du kích
cộng sản tiêu diệt dần đơn vị được quần chúng ngưỡng mộ. Tống Tử Văn
bất mãn và từ chức. Nhưng Tưởng không thể để mất một cây tiền như Tống