nhân công Trung Hoa kia bỗng trở nên một gánh nặng, chứ không còn cần
thiết và ích lợi như trước nũa. Do đó Quốc hội Mỹ sửa lại điều luật cũ, chỉ
cho phép các giáo chức, sinh viên, thương gia và du khách Trung Hoa được
nhập cảnh Hoa Kỳ. Những người Trung Hoa đã có mặt tại Mỹ bị cấm vào
quốc tịch Mỹ. Năm 1881 có 40 ngàn người Trung Hoa đến Hoa Kỳ, nhưng
đến năm 1887 chỉ có 10 người.
Phản ứng tại Trung Hoa về việc tàn sát người Trung Hoa tại Hoa Kỳ rất là
ác liệt. Từng đám đông xông vào tàn phá các cơ sở truyền giáo của Mỹ và
Âu châu. Tại nhiều nơi, việc đi lại của người Âu Mỹ rất nguy hiểm. Các
báo chí Âu Mỹ không hề nhắc nhở tới sự khủng bố dã man mà người Trung
Hoa phải chịu đựng tại Hoa Kỳ, trong khi đó thổi phồng và tỏ thái độ phẫn
nộ trước những trả đủa của người Trung Hoa. Sự bóp méo sự thực của báo
chí tây phương là cớ giúp các cường quốc tây phương áp lực một triều đình
Mãn Thanh yếu đuối phải nhượng bộ. Triều đình nhà Mãn Thanh phải phái
quân đội đi dẹp những vụ chống đối người tây phương tại Trung Hoa. Triều
đình ra tuyên cáo, yêu cầu người Trung Hoa phải "sống hòa bình với các
nhà truyền giáo Thiên chúa giáo". Trong khi đó chính phủ Hoa Kỳ không
có những nỗ lực tương tự để chấm dứt phong trào triệt hạ người Trung Hoa
tại Hoa Kỳ.
Trong cơn nguy hiểm cho người Trung Hoa tại Hoa Kỳ như thế, Tống
Charlie may mắn tới được San Francisco một cách an toàn. Tống Charlie
dùng đường thủy, đi tầu Pacific Mail Lines về Thượng Hải qua ngả
Yokohamạ Sau mười năm xa cách quê hương, Tống Charlie về đến Thượng
Hải vào tháng giêng năm 1886. Con tầu chở Tống Charlie đi vào sông
Hoàng Phố, và cặp bến tại Hồng Khẩu.