Đầu năm 1890 Quế Sương sinh con gái đầu lòng và đặt tên là Tống Ái
Linh. Đến ngày 27-1-1892, Tống Khánh Linh ra chào đời. Vào lúc sinh
Khánh Linh thì Tống Charlie đã giàu có rồi. Dùng của hồi môn của vợ và
tiền đầu tư của Văn Bình Chung, và sự trợ giúp của Hồng Hội, Tống
Charlie mua thêm máy in, và một căn nhà trong khu tô giới Pháp để thành
lập nhà in Hoa-Mỹ Ấn Quán.
Phú quý sinh lễ nghĩa. Tống Charlie biết mình không phải họ Tống và đã lỡ
nhận họ Tống rồi thì muốn cho họ Tống có danh tiếng. Tống Charlie bèn
cho in bộ sách "Bách Gia" đầu tiên về các dòng họ Trung Hoa mà chàng
cho là danh giá cao quý nhất. Dĩ nhiên trong cuốn Bách Gia này có ghi cả
họ Tống để được thừa nhận là người quý phái. Trên các tấm danh thiếp,
Tống Charlie bỏ hẳn cái tên lai căng Tống Charlie, và thay thế vào đó là cái
tên Tống Giáo Nhân thuần túy Trung Hoa. Cùng với cái tên mới Tống Giáo
Nhân, tiền vào tay họ Tống mỗi ngày một nhiều hơn, và Tống Giáo Nhân
nghiễm nghiên trở thành một phú thương có máu mặt tại Thượng Hải. Các
hoạt động bí mật chống triều đình Mãn Thanh của Tống Giáo Nhân không
hề bị phát giác, nhờ đức tính rất kín miệng của Tống.
Thời thế tại Trung hoa đã đến lúc phải thay đổi. Giới sĩ phu cho rằng Trung
Hoa bị tây phương làm nhục chỉ vì tây phương có vũ khí mạnh hơn. Họ
liền tìm cách chế tạo vũ khí mới và đào tạo quân đội Trung Hoa theo kiểu
mẫu tây phương. Một số sĩ phu khác có khuynh hướng cải cách, quan niệm
rằng sức mạnh của tây phương không phải là ở vũ khí, mà là ở sức mạnh kỹ
nghệ. Lập tức kỹ thuật tây phương được khai thác, và các ngành kỹ nghệ
mới như tơ sợi, thuốc lá, thực phẩm, ngân hàng, đóng tàu, và các cơ sở
buôn bán bành trướng mau lẹ. Chính trong giai đoạn này giai cấp trung lưu
của Trung Hoa bắt đầu xuất hiện. Trong hoàn cảnh đó, Tống Giáo Nhân,
một người giỏi thổ ngữ Hải Nam, thổ ngữ Thượng Hải, thông thạo Anh
ngữ, và trong lúc đàm đạo lại hay trích dẫn những tư tưởng đạo đức trong
Thánh Kinh, đã mau lẹ trở thành một người mại bản có thế lực, và rất thành
công đại diện cho tây phương. Một chú bé Triều Châu nghèo khó đi hoang,