bằng hoa đắt tiền như vàng, hột xoàn, hoặc các yêu nhân khoa học, chưa
bao giờ xảy ra vụ chặn bắt thuốc độc. Và có lẽ đây là lần đầu tiên chàng
nghe nói tới phi cơ chở thuốc độc giết người.
Tưởng lãng tai, sau nhiều đêm hoan lạc, và uống quá nhiều huýt-ky
nguyên chất, chàng vội hỏi lại:
- Thưa, phi cơ chở thuốc độc à? Chở thuốc độc xuống Đà Nẵng làm gì thưa
ông?
Ông Hoàng bấm chuông điện:
- Tôi cho mời bác sĩ Trần Ngọc tới ngay bây giờ. Bác sĩ Ngọc sẽ giải thích
tường tận cho anh hiểu. Tôi chỉ biết đại cương phi cơ chở thuốc độc xuống
Đà Nẵng. Phi cơ ta bay dọc biên giới nhờ chiếc AN-2P suốt đêm để hộ tống
mà không thấy, đành phải quay về căn cứ. Thùng độc dược này không phải
của ta mà là của chính phủ Hoa Kỳ.
Cửa phòng kẹt mở, Bác sĩ Trần Ngọc bước vào. Trần Ngọc là một thanh
niên trạc bốn mươi. Mắt sáng như điện, thân hình lực lưỡng trông hao hao
như võ sĩ quyền Anh hạng nhẹ tên tuổi. Ông Hoàng ra hiệu cho Trần Ngọc
ngồi xuống:
- Đây là Văn Bình, tức là Z.28, chắc bác sĩ đã biết.
Trần Ngọc nghiêng mình:
- Mới nghe danh, giờ được gặp mặt. Hân hạnh lắm.
Ông Hoàng nói:
- Bác sĩ Trần Ngọc vừa tốt nghiệp khóa bổ cúc dài hạn của CIA về
hóa chất đặc biệt. Phiền bác sĩ giải thích rành mạch cho Z. 28, chắc bác sĩ
đã biết.
Bác sĩ Ngọc đằng hắng một tiếng, rồi nói một mạch::
- Hễ nói tới thuốc độc, ai cũng kinh sợ vì uống vào thường mất
mạng, song nhà khoa học lại coi như trăm ngàn thuốc khác. Chẳng hạn như
xi-a-nuya, thử thuốc độc ghê gớm nhất mà cơ quan điệp báo nào cũng
dùng, mùi the the như hạnh nhân, uống vào trong năm giây thì chết, lại là
một vật liệu kỹ nghệ. Người ta dùng xi-a-nuya, để bón cây chanh cho khỏi
sâu, hoặc nhuộm vải, thuộc da và chế thuốc. Hầu hết các độc dược đều
được dùng trong y khoa và kỹ nghệ.