BÀ CHÚA THUỐC ĐỘC - Trang 53

thùng độc dược chở trên phi cơ AN-2P còn chứa nhiều hóa chất nguy hiểm
khác nữa.
Dường như không quan tâm tới sự sốt ruột của Văn Bình, bác sĩ
Ngọc nói tiếp, giọng đều đều như giáo sư giảng bài:
- Theo thống kê, chết vì đầu độc đứng hàng thứ ba trong các tai nạn.
Mỗi năm, 34.000 người Mỹ chết vì thuốc độc, vô tình hay hữu ý. Có thể
phân loại thuốc độc làm 3; thứ nhất, tàn phá mọi cơ thể, thứ hai, làm cháy
thịt da, thứ ba, chỉ nguy hại đối với một số bộ phận trong người. Sự nguy
hại của độc dược đã được nhiều chính phủ lợi dụng triệt để, đặc biệt từ đầu
thế kỷ này. Trong thế chiến thứ nhất, nước Đức đã dùng hơi độc tại mặt
trận. Trong thế chiến thứ hai, lãnh tụ quốc xã Hít le đã cho sản xuất nhiều
loại hơi độc kinh khủng, song không dám đem dùng.
Hít le bại trận, Nga sô chiếm đoạt các nhà máy chế hơi độc của
Đức, mang về nước, và mặt vụ Sô viêté đã tiếp tục công việc của Hít-le,
trên một qui mô rộng lớn và khoa học hơn. Buộc lòng Hoa kỳ cũng phải lao
đầu vào công cuộc nghiên cứu, phát minh và sáu xuất hơi độc. Công ty
Dược phẩm Thần Tiên là một bộ phận của côn cuộc này. Khỏi nói, ông
cũng biết nó rất quan trọng.
Thứ thuốc độc hoặc hơi độc hiện được các cường quốc Nga-Mỹ thí
nghiệm ráo riết không phải là thứ làm chết người tức khắc mà là thay đổi
tính tình, năng lực con người. Hoa Kỳ đã chế ra một loại hơi, ngửi vào thì
thông minh biến ra điên khùng, kẻ lương thiện có thể trở thành sát nhân.
Người ta gọi là hơi ngạt thần kinh. Ngoài ra, còn sản xuất một thứ độc dược
khả dĩ thay đổi được tâm địa con người.
Một trong các dược liệu được dùng là chất acônít. Từ lâu, người Âu
châu đã biết acônít. Tưởng Mác ăn toan mang quân đi đánh, bị vây khốn,
lương thực thiếu hụt, binh sĩ phải đào rễ cây mà ăn. Một số ăn lầm acônít
đã mất trí nhớ, và thành điên khùng. Acônít gây ra nhiều nguy hiểm đến nỗi
người ta gọi nó là (Bà Chúa thuốc độc). Thời Chiến quốc bên Tàu, các bộ
lạc ở dọc Hy mã lạp sơn cũng dùng acônít để giết kẻ thù.
Năm 1762, acônít được ghi vào danh sách dược liệu Áo quốc.
Người ta thường thấy cây acônít mọc ở Thụy Sĩ, Pháp, Đức và Tây Ban

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.