thư, quý ông này (không bao giờ được nêu tên) yêu cầu bà góp ý về phương
cách ngăn chận chiến tranh và cũng đề xuất một số biện pháp để thực hiện
điều đó.
Để đáp ứng lại yêu cầu đó, Virginia lần lượt đưa ra những luận điểm với
giọng văn hơi ngoa dụ, dí dỏm, đậm chất châm biếm, nhưng vô cùng lô
gích trong lập luận. Bà xoáy sâu vào từng vấn đề, phân tích chúng dựa trên
ba nguồn chứng cứ: lịch sử, tiểu sử cá nhân và báo chí (mà bà gọi là lịch sử
ở dạng thô sơ) để đáp lại ba câu hỏi:
— Từ một hội phản chiến của các quý ông: “Làm cách nào để ngăn chận
chiến tranh.”
— Từ một quỹ tái thiết trường cao đẳng cho phụ nữ: “Vì sao chính phủ
không hỗ trợ cho công tác giáo dục phụ nữ?”
— Từ một hội cổ động cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của phụ
nữ: “Vì sao phụ nữ không được tham gia làm việc ở những ngành nghề
chuyên môn?”
Ở tập tiểu luận này, chúng ta cần chú ý một điều, bà không nhân danh phụ
nữ nói chung mà chỉ đại diện cho một tầng lớp, “con gái của những người
đàn ông trí thức” (the educated men’s daughters).
Ba đồng ghi-nê được phân thành ba chương, mỗi chương giải quyết một
vấn đề như đã nêu trên.
Trong tập tiểu luận này, hầu như từng luận đề và luận điểm, chứng cứ đều
đan xen với nhau chặt chẽ để đến cuối mỗi một chương tác giả đưa ra một
kết luận cho câu hỏi đặt ra.
Ban đầu, tôi định đưa ra những luận đề, luận điểm chủ yếu và trích dẫn tác
phẩm vào lời giới thiệu này, nhưng chính vì sự gắn bó chặt chẽ của từng
luận đề, luận điểm như nêu trên, công việc này hoặc sẽ trở nên quá dài dòng
thừa thãi hoặc trái lại sẽ thiếu sót vì không đề cập đầy đủ mọi chi tiết.
Vì vậy, xin được khép lại phần giới thiệu tại đây với các nhận định sau
của hai độc giả nước ngoài đối với Ba đồng ghi-nê:
“Không còn ngờ gì nữa, cuốn sách này của VW là cuốn sách mà tôi yêu
quý, ưa thích nhất. Tôi có thể đi xa hơn nữa khi nói rằng, thật ra đây là cuốn
sách tôi ưa thích nhất và là cuốn sách hay nhất tôi từng đọc. Nó nên được
đọc ở trường thay vì cuốn Mrs Dalloway, và điều đó có thể thay đổi quan
điểm tiêu cực (hoàn toàn sai lầm và bất công) của nhiều người đối với nhà
văn này. Ba đồng ghi-nê là một tiếng kêu thương, một lời cầu nguyện, một