- Này, ông bạn, ông đánh lừa tôi rồi! Ông hứa đưa cho tôi mười cái chân
giò. Hôm qua ông đưa bốn cái, hôm nay ông đưa năm cái, thế mà ông lại bảo
là xong. Còn một chân giò nữa đâu?
Người thượng cổ kia là một người tốt bụng bèn trả lời:
- Ông nói sai rồi, ông bạn ạ. Hôm qua tôi đưa ông năm cái chân giò chứ
không phải bốn. Ông quên đấy.
- Không, chính mày quên! - Gã bất lương phản đối. - Từ nay tao chẳng
bạn bè gì với mày nữa. Tao phang cho mày một hèo chết tươi bây giờ.
Dĩ nhiên, chuyện xô xát này sẽ chẳng xảy ra nếu người tốt bụng ghi lại số
chân giò đã đưa cho người xấu bụng kia. Nhưng ông ta đã không làm thế vì
ông ta không biết viết các con số.
Thế là những người thượng cổ lương thiện đã nghĩ ra một cách: cứ mỗi
lần nhận được hay nhượng lại một cái chân giò thì lại nhặt một viên đá cất
vào một chỗ chắc chắn. Bây giờ thì không còn ai dám bảo ông ta đã đưa bốn
cái chân giò chứ không phải năm.
Và người cổ đại bắt đầu làm như thế. Nhưng rồi cũng lại bị nhầm lẫn. Với
chân giò thì làm thế được vì số chân giò không nhiều lắm. Nhưng dùng cách
này để đếm quả hồ đào hay quả dâu thì bất tiện lắm. Phải khuân bao nhiêu đá
cho đủ?
- Ta nghĩ ra rồi! - Một vài người nảy ra sáng kiến. - Ta sẽ không dùng đá
nữa. Cứ mỗi cái chân giò hay một quả hồ đào ta sẽ dùng dao vạch vào tường
vách một vạch. Đếm vạch là đủ biết có bao nhiêu.
- Các ông bảo sao? - Một số người khác phản đối. - Các ông sẽ vạch nát
hang mất thôi. Đến thế cũng quá tội. Phải nghĩ cách gì không ngoan hơn và
cũng đơn giản hơn kia.
Nói “đơn giản hơn” thì dễ, nhưng đó là một bài toán không đơn giản! Đã
phải mất bao nhiêu thời gian trôi qua trước khi loài người nghĩ ra cách giải