- Chính thế! - Số Bốn trả lời. - Và cách viết này có nguồn gốc từ Ba-bi-
lon.
- Mình hiểu rồi, - Xê-va nói thêm, - cách đếm của chúng ta học theo cách
của người Ba-bi-lon...
- Không đúng đâu! - Số Bốn ngắt lời cậu ta. - Cách đếm của chúng ta
không phải là của người Ba-bi-lon xưa. Chúng ta có cách đếm riêng của ta.
Chúng ta đếm theo hệ thập phân, còn người Ba-bi-lon xưa kia đếm theo hệ
lục thập phân!
- Như thế nào nhỉ? - Xê-va vội hỏi.
- Thế này nhé: chúng ta hãy lấy một số ví dụ: 3 662 chẳng hạn. Trong đó
hệ đếm của chúng ta, chữ số hai biểu diễn thị số đơn vị, tiếp đó chữ số sáu là
số chục, chữ số sáu tiếp sau nó là số trăm, cuối cùng chữ số ba là số nghìn.
Nghĩa là cũng có thể viết số này như sau:
3000 + 600 + 60 + 2 = 3662
Nhưng đối với người Ba-bi-lon thì lại khác hẳn. Nếu như họ biết chữ số
Ả Rập thì họ sẽ viết con số trên như sau:
1 1 2
Theo hệ đếm của họ, chữ số hai ở hàng đầu tiên vẫn là số đơn vị giống
như hệ đếm của ta. Nhưng chữ số 1 đứng bên trái chữ số hai này không phải
là số chục mà số sáu chục - nó đứng ở hàng thứ hai. Còn chữ số 1 tiếp sau
đứng từ hàng thứ ba là số 60 X 60 = 3600. Nên nhớ, bắt buộc phải viết tách
các hàng xa nhau một chút, nếu không là dễ nhầm đấy.
Thành ra con số của chúng ta viết theo hệ đếm Ba-bi-lon sẽ được thể hiện
như sau:
3600 + 60 + 2 = 3662
Đấy, người Ba-bi-lon xưa đếm như thế đấy. - Số Bốn kết thúc câu chuyện.