Xuyên suốt các tác phẩm của Remarque là tính nhân đạo sâu sắc,
là tiếng nói kiên định, không mệt mỏi chống lại cuộc chiến tranh
phát xít phi nghĩa. Remarque không dùng những lời lẽ đao to búa
lớn, không hô khẩu hiệu chống phát xít, nhưng các tác phẩm của
ông đã bóc trần toàn bộ bản chất tàn bạo của chủ nghĩa phát xít, lột
tả những cảnh địa ngục trần gian mà chiến tranh đã đưa lại. Biết bao
số phận khổ nhục, ê chề, biết bao kiếp người phiêu dạt, tha hương
không bến đậu, biết bao tình yêu tuyệt vọng, con người phải sống
lẩn lút như loài vật, sống mà như đã chết… người đọc cùng đau xót
với nỗi đau của tác giả, đau xót bao nhiêu, càng căm phẫn, ghê tởm
bấy nhiêu cuộc chiến tranh do bè lũ phát xít gây nên. Thật dễ hiểu vì
sao bọn phát xít lại thù ghét nhà văn, khiếp sợ ảnh hưởng văn học
của ông đến thế.
Một mảng đề tài được Remarque khá quan tâm là số phận của
những người cựu chiến binh Đức, những người phải gánh chịu trực
tiếp hậu quả cuộc chiến tranh diễn ra ngoài ý muốn của họ. Tác
phẩm “Ba người bạn” để lại ấn tượng hết sức sâu sắc bởi lẽ đã giúp
ta thấy được cái hậu quả gớm ghiếc ấy dưới biết bao góc độ. Cốt
truyện diễn ra vào những năm 20 của thế kỷ này, thời gian xen giữa
hai cuộc đại chiến thế giới. Các nhân vật trung tâm là ba cựu chiến
binh trẻ, ba “chiến hữu” trong chiến tranh thế giới thứ nhất, ba
người bạn trong thời hậu chiến - những con người tiêu biểu cho cái
“thế hệ vất đi” sau chiến tranh. Họ là những thanh niên bình
thường, từng có những ước mơ bình thường: người muốn trở thành
bác sĩ, kẻ muốn trở thành giảng viên đại học… nhưng đã bị buộc
tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tuy không bỏ xác ngoài
trận tuyến như biết bao thanh niên đồng lứa với mình, Robby, Lenz
và Koster đã bị chiến tranh cướp mất lẽ sống, họ thấy cuộc đời phi
lý và trống rỗng, thể xác trẻ trung mà tâm hồn sớm già cỗi. Ngoài
những giờ sửa chữa xe thuê, vật lộn kiếm sống, họ tiêu phí thời gian
vào những đêm rượu chè, những phen phóng xe điên cuồng, những