về sự tin cậy của ông đâu.
- Đó, ông xem, sự lo lắng cũng làm được khối việc đấy chứ.
- Ông đã làm được những việc gì?
- Ồ, chẳng có gì ngoài việc một chủ nợ có quyền làm.
- Rốt cuộc là cái gì?
- Ông Porthos trao cho chúng tôi một bức thư cho bà nữ Công tước đó, và
dặn chúng tôi bỏ vào hòm thư. Gã đầy tớ của ông ấy chưa về. Vì ông ấy
không thể rời khỏi phòng mình, ông ấy phải nhờ chúng tôi.
- Rồi sao?
- Đáng lẽ bỏ thư vào hòm thư, việc ấy không bao giờ chắc chắn cả, nhân
một tên hầu bàn của tôi có việc phải đi Paris, tôi ra lệnh cho nó mang thẳng
bức thư đến tận tay bà Công tước.
- Như thế là làm tròn ý định của ông Porthos đã hết sức tin cậy trao cho
chúng tôi bức thư, có phải không?
- Gần như thế.
- Thế ông có biết cái bà đại phu nhân ấy là thế nào không?
- Không, tôi có được nghe Porthos nhắc đến, có thế thôi.
- Ông có biết cái bà tự nhận là nữ Công tước ấy là người thế nào không?
- Tôi xin nhắc lại, tôi không quen biết bà ta.
Đó là bà biện lý(1) già ở Satơlê, tên là bà Coquenard, bà ta ít nhất cũng
năm mươi tuổi và vẫn có vẻ còn ghen tuông ghê lắm.
- Tôi thấy điều đó khá lạ lùng, một nữ Quận chúa mà lại cư trú ở phố Lũ
gấu.
- Làm sao ông biết chuyện đó?
Bởi vì bà ta nổi cơn tam bành khi nhận bức thư, và nói rằng ông Porthos là
một kẻ thay lòng đổi dạ, rằng lại vì một con mụ nào nữa mà xơi nhát gươm
kia.
Nhưng ông ấy bị xơi một nhát gươm thật à?
- Ôi, lạy Chúa! Tôi vừa nói gì đấy nhỉ?
- Ông nói là Porthos bị xơi một nhát gươm.
- Vâng, nhưng ông ấy cấm ngặt tôi không được nói.
- Tại sao vậy?