đề đạo lý đối với siêu hình học trong triết học ấy.
D Artagnan chỉ thấy vô cùng chán ngán và ông mục sư cũng vậy.
- Đã thấy nhập đề tuyệt chưa! - Ông dòng Tên kêu lên.
- Exordium(4) ông mục sư lặp lại cho ra vẻ.
- Quem ad… modum inter coelorum imnrensitatem(5).
Aramis liếc nhìn D Artagnan và thấy bạn mình đang ngáp đến sái quai
hàm, liền nói với ông giáo trưởng dòng Tên:
- Thưa cha, ta nói tiếng Pháp thôi, ông D Artagnan sẽ thưởng thức những ý
kiến của chúng ta nhiệt tình hơn.
- Vâng tôi mệt mỏi khi đi đường - D Artagnan nói - và mọi thứ tiếng Latinh
ấy tuột đi hết.
- Đồng ý - Ông dòng Tên hơi khó chịu nói, trong khi đó ông mục sư thấy
dễ chịu hẳn lên, quay lại nhìn D Artagnan với đầy lòng biết ơn. - Đồng ý để
xem cách giải thích ấy đi đến điều gì.
- Môixe(6) kể tôi đòi của Chúa… Ông ta chỉ là kẻ tôi đòi, các vị hiểu chứ?
Môixe ban phúc bằng hai bàn tay, để mặc mọi người đỡ hai tay, trong khi
người Hêbrơ đánh đuổi quân thù, vậy là ông ban phước bằng hai bàn tay.
Vả lại kinh Phúc âm nói thế này, Imponite manus chứ không manum: Đánh
lên hai bàn tay chứ không phải bàn tay.
- Với thánh Pie, mà kế vị ngài là các giáo hoàng, thì trái lại - ông giáo sĩ
dòng Tên tiếp - Porrige digitas. Hãy chìa các ngón tay ra, bây giờ các vị đã
hiểu chưa?
Aramis rất thoải mái trả lời:
- Nhất định thế rồi, nhưng vấn đề rất tinh tế.
- Những ngón tay! - Ông giáo sĩ tiếp - Thánh Pie ban phúc bằng những
ngón tay. Vì vậy giáo hoàng cũng ban phúc bằng những ngón tay. Và ngài
ban phúc bằng bao nhiêu ngón tay?
- Với ba ngón, một vị Cha, một vị con, một vị Thánh thần.
Mọi người đều làm dấu. D Artagnan cho là phải bắt chước theo.
Giáo hoàng là người kế vị Thánh Pie và đại diện cho ba quyền lực của cõi
thiêng, còn lại ordines inferiores (những chức danh cấp thấp - ND) của
đẳng cấp giáo chức, ban phúc nhân danh các thánh đại thiên sứ và thiên sứ.