Tổ sư Tông Khách Ba
Ba phương diện chính yếu của con đường Giác Ngộ
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
SỰ LIÊN HỆ GIỮA BA CON ĐƯỜNG
Diễn giải thực sự phần chính của luận giải được chia làm ba phần: diễn
giải về viễn ly, tâm giác ngộ, và quan điểm đúng đắn về tính không. Ba
điều này cấu thành những tầng bậc tăng dần lên của sự thông hiểu.
Sự viễn ly càng mạnh mẽ của chúng ta với những điều được gọi là tốt đẹp
của cõi luân hồi thì lòng từ bi của chúng ta sẽ càng mạnh mẽ hơn đối với
những người khác. Thí dụ, trong một ga xe lửa ở Ấn Độ, chúng ta thấy
những người mù, những người mất tay chân, ăn xin, v.v…, và điều này liên
hệ một cách dễ dàng đến việc phát triển lòng từ bi cho họ. Nhưng nếu
chúng ta không có sự viễn ly hay từ bỏ, thế thì khi chúng ta đến, thí dụ, một
thành phố lớn, rồi thì thay vì là lòng từ bi, chúng ta chỉ cảm thấy thèm
muốn những gì chúng ta thấy hay tự hào với những gì chúng ta có. Trái lại,
nếu chúng ta quen thuộc với viễn ly, với một ý niệm về những gì gọi là tốt
đẹp của cõi sinh tử thì một cách căn bản chẳng có ý nghĩa gì, rồi thì khi
chúng ta đến một nơi như Nữu Ước, thí dụ, và thấy tất cả những người này,
suy nghĩ đầu tiên của chúng ta một cách tự nhiên là cảm thấy từ bi yêu
thương cho họ.
Viễn ly có hai cách để nhìn. Một là, với một thái độ như thế, chúng ta nhìn
xuống tại những khổ đau của sinh tử luân hồi, không có gì thích thú trong
ấy, và chúng ta cảm thấy nhờm chán và nguyện ước được thoát khỏi chúng
một cách hoàn toàn. Bằng một cách nhìn khác, chúng ta nhìn lên ở sự giải
thoát và nguyện ước đạt đến điều ấy. Thái độ nhị nguyên này mạnh mẽ, thì
xu hướng đến tâm giác ngộ (tâm b ồ đề) càng kiên cường hơn, điều này
cũng tương tự như hai phương hướng quan sát, cả nhìn lên và nhìn xuống.
Rồi thì, căn bản trên điều này, nếu chúng ta có một quan điểm đúng đắn về
tính không, chúng ta sẽ có thể đạt đến hoặc là giải thoát hay giác ngộ.