nước lớn bằng băng rắn cô đọng, có tên là “Bức tường than khóc”,
giống như một bức tường do nước mắt đọng lại mà thành. Hiện nay,
cô làm việc cho DAAD - cơ quan giao lưu văn hóa lớn nhất của Đức,
phụ trách lĩnh vực điện ảnh, quen biết tất cả những người làm điện
ả
nh nghiệp dư và mới nổi ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Hàng năm, cơ
quan này lại tổ chức các hoạt động giao lưu, mời các nghệ sĩ nước
ngoài tới Đức, trong đó có Trung Quốc. Rất nhiều người thích cô.
Tôi cũng thấy quý mến cô bởi từ chính bộ phim “Chuyến bay du
hành” vừa xem.
Cô hỏi thăm về tiểu thuyết của tôi. Những gì tôi kể đều là
chuyện có thật và hỗn loạn ở Thượng Hải, nơi được ví như khu vườn
hoa thời kỳ hậu thuộc địa. “Có một cuốn đã được dịch ra tiếng Đức,
nếu cô thích, tôi sẽ tặng cô”, tôi chân thành nói. Đó là do một nam
sinh học tiếng Đức yêu tôi từ hồi học ở Phúc Đán sau này đã dịch
cho tôi. Anh là một sinh viên xuất sắc, chưa tốt nghiệp đã sang
Berlin du học.
Cô mỉm cười, nụ cười như hoa nở mùa xuân. Cô đưa cardvisit có
ghi đầy đủ điện thoại, fax, thư điện tử cho tôi, “Đừng làm mất nhé,
sau này chúng ta còn có cơ hội gặp nhau”, cô nói.
“Chà, cô phải lòng Coco rồi”, Mark nói đùa. “Thì sao?”, Shamir
cười, “Đây là một cô gái khác thường, không những thông minh, lại
còn rất đẹp, đúng là một bảo bối đáng sợ... Nhưng tôi tin rằng cô
ta biết nói tất cả và cũng biết làm tất cả”. Câu nói này làm tôi cảm
động, thoắt một cái, khắp người tôi như cứng đờ, có cảm giác như
giật điện. Cho tới nay tôi vẫn không hiểu tại sao người hiểu phụ nữ
nhất lại chính là phụ nữ. Một người phụ nữ luôn có thể thể hiện
chính xác nhất về những đặc trưng bí mật nhất, nhỏ bé nhất của
một phụ nữ khác.