BẠC LIÊU XƯA - Trang 113

(Bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, do Nhà Văn Hóa Bộ Quốc Gia Giáo
Dục xuất bản)

Theo tài liệu đáng tin, thì vào tháng mười âm lịch, chim bắt đầu làm

ổ. Qua tháng mười một, chim đẻ trứng mỗi ổ chừng đôi ba trứng. Chim
trống và chim mái thay phiên nhau ấp. Trứng nở, chim mẹ và chim cha thay
phiên đi tìm mồi ở miệt Hậu Giang và Tiền Giang, có khi tìm mồi xa tận
Biển hồ (Nam Vang) đem về nuôi con.

Chủ sân bắt đầu chuẩn bị giết chim ngay từ lúc trứng chim vừa nở.

Họ mướn bạn, cất chòi ở giữ sân thường trực và bắt nhơn công chặt tràm,
đốn tre làm hai vòng rào vuông vức, mỗi bề chừng năm sáu trăm thước, cao
hai thước. Vòng rào bên ngoài cắm cây khít nhau và đóng sâu xuống đất,
phòng ngừa chim phá rào chạy thoát.

Cuối tháng giêng, chủ sân lo mướn người chuyên môn giết chim.

Giờ ra tay, thường vào đêm không trăng, vì họ lo ngại lúc trăng sáng, chim
con đủ lông cánh sẽ bay mất.

Trong quyển « Tìm hiểu đất Hậu Giang » của nhà văn Sơn Nam mô

tả sự bắt chim một đoạn trang VII như sau :

Vào nửa đêm, có tới hai ba mươi người, chuyên môn giết chim, nai

nịt hẳn hoi, xông vào sân tay quơ đuốc lửa, tay cầm cây « xơ quất » để đập
mòng, bò chét hút máu chim bay ào ào. Họ la hét, rồi dùng đuốc đập nhầu
trên các ổ chim. Chim hoảng sợ, chạy vào vòng rào thứ nhứt, rồi tuôn qua
vòng rào thứ nhì. Lúc nầy thì các tay giết chim bỏ đuốc, dùng hai tay gân
guốc mà bẻ cổ chim, hết con nầy đến con khác, cứ như vậy mãi, từ nữa
đêm cho tới rạng đông mới thôi. Trời rựng sáng xác chim nằm la liệt khắp
sân. Bây giờ, đến lượt các bạn chuyên môn nhổ lông ra tay. Những người
nầy nhổ lông chim rất nhanh và bó thành nhiều bó, mỗi bó 30 lông lớn,
hoặc 35 lông nhỏ, đủ kết một chiếc quạt, họ trao cho chủ sân đổi lấy thẻ để
sau nầy căn cứ vào số thẻ mà lãnh tiền công. Cho đến phiên người đi hôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.