BẠC LIÊU XƯA - Trang 122

đôi ba ngày mới tới chỗ, những người dân địa phương, họ vẫn sống nếp
sống cần cù chất phác, dầu cực khổ cho thế mấy họ cũng kiên gan nhẫn nại,
để thực thi cho được việc, chớ không thối chí ngã lòng trước những việc
khó khăn.

Quí bạn đọc hằng nghe một giai thoại ở thời xưa, ông già Batri, từ

Kiến Hòa đi bộ ra tận triều đình Huế, để dâng sớ kiêu oan một vụ kiện, phải
mất cả năm trời gian nan vất vả mới tới Huế gặp được nhà vua. Câu chuyện
ấy, đủ chứng minh việc làm ông bà ta thời ấy. Dầu đường sá xa xôi, ngăn
sông cách núi, qua truông lên đèo, gian lao nguy hiểm cho thế mấy, cũng
toàn là đi bộ, hoặc chèo ghe, cỡi ngựa, đi võng mà thôi, chớ đâu có phương
tiện như ngày nay.

Trở lại vấn đề cổ tục, đồng bào sanh trưởng đất Bạc Liêu đời sống

dân cư ở đây rất hiền hòa chất phác, siêng cần mẫn cán, tận tụy làm việc,
phần nhiều đều hấp thụ nền đạo giáo Khổng Mạnh, ăn ở theo xưa, trai gái
không vượt qua bức tường lễ giáo gia phong, đây chúng tôi xin kể sơ một
đôi tập tục cưới gả.

Mỗi khi đàng trai muốn nói vợ cho con phải cậy mai dong đến nhà

đàng gái chấp thuận cho đến coi, nếu cô dâu và cha mẹ 2 bên bằng lòng thì
phải chọn ngày tốt làm lễ sơ vấn đầu tiên, nào là đi rượu, trà, bánh ngọt gì
đó để cho biết đàng gái nhận hứa gả con cho đàng trai, kể từ đó tình sui gia
được thông cảm hiểu biết với nhau mà đi tới.

Đến giai thoại đám hỏi, đàng trai phải cho cô dâu một món duy nhất

là đôi bông đeo tai, đó là cái hoa con gái đầu tiên, kế đó cặp đèn sáp, với
đôi món nữ trang khác, nào là cây kiềng, nhẫn, dây chuyền hoặc một số bạc
mặt tùy theo sự đòi hỏi của đàng gái và gia cảnh của đàng trai.

Thời xưa khi làm lễ hỏi rồi phải ba năm mới cưới vợ, trong thời

gian chưa cưới, nếu trong gia đình hai bên cha mẹ có chết, thì cô dâu, chú
rể phải đến lo việc ma chay tế lễ rồi đợi cho mãn tang mới cưới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.