hội ấy, nhanh như chớp, Zhivago nhét ngay chiếc muỗng nhỏ vào miệng
con, đè lưỡi nó xuống một chút và kịp thấy họng nó đỏ như trái dâu và các
hạch trong họng bị sưng lên, có màng che. Hiện tượng ấy khiến chàng lo
ngại.
Một lát sau, cũng bằng động tác lợi dụng cơ hội như lúc trước, chàng lấy ra
được một chút màng. Giáo sư Alexandr Gromeko có kính hiển vi. Chàng
mượn kính và tự mình làm xét nghiệm một cách chật vật. May thay, không
phải bệnh bạch hầu.
Nhưng vào đêm thứ ba, bé Xasa bị một cơn bệnh bạch hầu giả. Người
thằng bé nóng như than, nó thở khó nhọc, trông đến tội nghiệp. Zhivago
không nỡ nhìn con đang bị bệnh hành hạ, vì bất lực chẳng biết làm cách
nào giảm nỗi đau đớn cho nó. Tonia thì cứ tưởng con sắp chết. Hai vợ
chồng thay nhau bồng Xasa đi đi lại lại trong phòng, và cơn sốt của nó dịu
dần.
Phải kiếm sữa, nước suối khoáng hay soda cho nó uống để nó toát mồ hôi,
hạ nhiệt. Nhưng lúc này, ngoài phố, cuộc giao tranh đang diễn ra ác liệt.
Tiếng súng, kể cả đạn trái phá, cứ nổ không ngớt. Giả dụ Zhivago có liều
mạng vượt qua khu vực giao chiến, thì chàng cũng sẽ chẳng bắt gặp sự
sống. Trong lúc tình thế chưa được xác định thật rõ ràng, mọi sinh hoạt trên
khắp thành phố đều hoàn toàn ngừng trệ.
Nhưng tình hình cũng đã rõ. Đâu đâu cũng nghe đồn rằng phe công nhân
đang thắng thế. Các toán học sinh sĩ quan lẻ tẻ vẫn chống cự, nhưng đã bị
cô lập và mất hẳn liên lạc với bộ chỉ huy của chúng.
Khu phố Sipsep nằm trong phạm vi kiểm soát của những đơn vị cách mạng
đang từ khu vực Drogonilov tấn công về phía trung tâm thành phố. Những
người lính từng chiến đấu với quân Đức và những thiếu niên công nhân nấp
trong chiến hào mới đào ở ngoài đường đã biết mặt dân chúng ở các nhà
xung quanh và đã thân mật đùa cợt với những người ngấp nghé ở cổng
hoặc bước ra đường. ỏ khu vực này của thành phố, giao thông được phục
hồi.
Bấy giờ Nicolai và Misa, bị kẹt ba ngày đêm ở nhà Zhivago, mới rời khỏi
nơi tạm trú bất đắc dĩ Zhivago vui mừng vì sự có mặt của họ trong thời