người Hà Lan, người Ảrập... thì ở nước ta, đến tận ngày nay, hình như
vẫn còn vắng bóng.
Cái tâm lý coi rẻ nghề buôn đó đã khiến chúng ta không xây dựng được
cho mình một truyền thống tốt đẹp trong việc buôn bán. Chúng ta thiếu
một cơ sở đạo lý của nghề buôn, mà thậm chí còn coi nghề buôn là đồng
nhất với sự lừa lọc. Đó cũng là một biểu hiện của tâm lý tiểu thương, chỉ
nghĩ đến việc kiếm lời bằng mánh khóe thủ đoạn, không có một tầm
nhìn xa trong kinh doanh...” (Xưa & nay số 4(05) tháng 7.1995).
Trong bối cảnh như thế, Bạch Thái Bưởi sau khi tiếp thu Tân thư, ông
đã mạnh dạn đứng ra kinh doanh thành công trong nhiều lĩnh vực. Khi
quốc dân thay đổi cách đánh giá, nhìn nhận vai trò của doanh nhân trong
nước thì đâu là đóng góp lớn nhất của ông?
Điều cốt lõi này, ta có thể thấy qua bài học “dám vận dụng tinh thần
yêu nước” mà ông đã khởi xướng trước nhất. Nếu không thiện cảm với
nghề
buôn, không thay đổi quan niệm về nghề buôn thì liệu quốc dân có ủng
hộ ông một cách mạnh mẻ, đồng lòng như thế không? Đành rằng, trong sự
ủng hộ này còn có tinh thần tương thần tương trợ, nghĩa đồng bào, người
trong một nước... Nhưng nếu tư cách kinh doanh, đạo đức kinh doanh...
của ông đi ngược lại những điều đã nói thì liệu có thuyết phục được lòng
tin của đồng bào?
Thêm một kinh nghiệm sống còn, một bài học quý báu của Bạch
Thái Bưởi để lại cho đời sau chính là suy nghĩ của ông về mục tiêu làm
giàu. Nếu chỉ bo bo thu vén để giàu nứt đố đố vách, thu vén cho riêng cá
nhân mình như biết bao nhà tư sản khác, thì ngày nay không mấy ai buồn
nhắc đến tên tuổi của ông nữa, bởi cái giàu ấy nghĩ cho cùng cũng chỉ là
“giàu như Thạch Sùng” mà thôi. Sự nghiệp làm giàu của ông bền vững,
ngày càng phát đạt vì ông biết đặt mục tiêu kinh doanh trong nhu cầu và lợi
ích chung của cộng đồng. Qua đó, ông muốn chứng minh cho người nước