Trong quan hệ tình cảm khi đã có đồng tiền lọt vào, khó mà bền vững:
Chị em hiền thật là hiền
Lâm đến đồng tiền mất cả chị em
Nếu ai cũng quan niệm “tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tợ thiên
kim”, tiền bạc như đất bụi, nhân nghĩa tựa nghìn vàng thì đâu đến nỗi...
Lướt qua đôi nét về vai trò của đồng tiền trong ca dao, tục ngữ ta thấy
đồng tiền đã đóng một vai trò hết sức quan trọng. Dù cần tiền, biết tiền là
quý nhưng ông cha ta cũng có thái độ rõ ràng: trọng người có nghĩa hơn
là trọng người có nhiều tiền! Đó cũng là bản lĩnh và thái độ của kẻ sĩ
đương thời nên trong thơ văn thi phú ta thấy ít có bài viết về đồng tiền,
nếu có chăng cũng là cái nhìn khinh miệt. Chẳng hạn trong Vịnh đồng
tiền, nhà nho tài hoa Nguyễn Công Trứ hạ bút:
Đương om sòm, chớp giật sấm ran Nghe xóc xách, lại gió hòa mưa
thuận! Kẻ tài bộ đã vào phường vận đạt Không ngươi, cũng nát với cỏ
cây!
Nghe chua chát, đớn đau cho nhân tình thế thái khi đồng tiền đã chen
vào quan hệ của đôi bên. Chính vì căm ghét đồng tiền, trong câu đố của
dân gian lời lẽ thật quay quắt. Mỗi câu đọc lên cứ nghe như đang đay
nghiến, chì chiết:
Cái gì thông mà thông dốt
Dốt mà dốt đặc Đặc mà đặc hổng Hổng mà hổng vuông
Vuông mà vuông hình tròn