BẠCH THÁI BƯỞI - KHẲNG ĐỊNH DOANH TÀI NƯỚC VIỆT - Trang 126

Ế hàng gặp những thong manh quáng gà.

Kiếm được đồng tiền quả cũng chảy máu con mắt. Chẳng thà như vậy,

còn hơn những kẻ “bán mồm nuôi miệng”,”ăn như rồng cuốn, uống như
rồng leo, làm như mèo mửa”, khoác lác một tất đến trời “bán trời không
mời Thiên lôi”, “bán nắng cho trời, bán sấm cho Thiên lôi”, huênh hoang
“buôn mây bán gió” nhưng thực ra chả làm nên trò trống gì! Dân gian
cũng chê cười những kẻ “buôn hương bán phấn”, “bán trôn nuôi miệng”,
“bán phấn buôn son”, “bán thịt buôn người”...

Tất nhiên, khi buôn bán thì ai cũng muốn có vốn to để buôn lớn, nhưng

“thuyền lớn thì sóng lớn”, phải tính toán, lao tâm khổ tứ nhiều hơn:

Ông cả nằm trên sập vàng, cả ăn cả mắc, lại càng cả lo

Ông bếp nằm trong xó tro, ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm.

Có phải vì tâm lý này mà người Việt xưa ít có những cửa hiệu lớn,

những người buôn đông bán tây “buôn vạn bán nghìn” chăng? Mà khi
buôn bán thì không nên bán riêng lẻ, phải “buôn có hội, bán có thuyền” và
thực tế đã cho thấy người tiêu dùng cũng muốn đến những nơi bày bán
nhiều mặt hàng, dễ chọn lựa; hoặc nên chọn những địa điểm buôn bán
thuận lợi như “nhất cận thị, nhị cận giang. Buôn bán nơi chợ, đông đúc
người qua kẻ lại; gần sông, nơi tấp nập người lên kẻ xuống thì mới có thể
“buôn gặp chầu, câu gặp chỗ”, “buôn một bán mười”...

Những người buôn bán khôn ngoan, chẳng bao giờ “mua trâu, bán

chả”, “mua vải, bán áo” - nghĩa là đầu tư lớn nhưng lại thu về nhỏ
giọt, không tương xứng với món tiền lớn đã bỏ ra; hoặc buôn bán mà không
biết điều nghiên thị trường, tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng thì nào
khác gì “bán quạt mua đông, buôn hồng mùa hè”... Có những mặt hàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.