khách trả rẻ” mà chỉ nên “thuận mua vừa bán”. Có như vậy mới giữ được
khách mà “quen mặt đắt hàng”... Trong thương trường, đôi khi người
buôn bán phải biết chấp nhận những tình huống ngoài ý muốn “bán rẻ còn
hơn đẻ lãi”, “bán tống bán táng”, “bán sấp bán ngửa”, “bán đổ bán tháo”,
“chẳng được ăn cũng lăn được vốn”, “thà bán lỗ còn hơn xách rổ về
không”... là cũng không ngoài mục đích thu hồi đồng vốn nhanh, còn hơn
là mất trắng.
Không chỉ truyền lại những kinh nghiệp trong buôn bán, mà ông bà ta
còn nhấn mạnh đến đạo đức trong kinh doanh. Vẫn biết rằng, vốn liếng
của mình có bao nhiêu thì mình buôn bấy nhiêu, nhưng ngặt lúc túng thì
dẫu có vay nhau cũng là lẽ thường tình. Mà điều quan trọng nhất trong
kinh doanh vẫn là chữ “tín”:
Mất trâu thì lại tậu trâu
Những quân cướp nợ có giàu hơn ai
Muốn làm ăn lâu dài với nhau thì đừng quên “có vay có trả mới thỏa
lòng nhau”. Chị em buôn bán với nhau phải tự ý thức sự tương quan qua
lại của các ngành hàng, “có hàng tôi mới trôi hàng bà”, “việc tôi không
bằng bác; bánh đúc, kẹo lạc bác chẳng bằng tôi”, chứ đừng “hàng thịt
nguýt hàng cá” và cũng đừng “hàng tôm hàng cá” với nhau... Đạo đức
trong kinh doanh thì nhiều, không thể chấp nhận ai đó “treo đầu dê, bán thịt
chó”, “bán mướp đắng giả làm bầu”, “bán mạt cưa giả làm cám”...
Có người bán thì có người mua, “của giữa chợ ai thích thì mua”. Mà
biết mua hàng nghĩ cho cùng đó cũng là một... nghệ thuật, cũng như nghệ
thuật bán hàng vậy! chứ không khéo “tiền chinh mua cá thối”. Chỉ có
những kẻ dại dột mới:
Vàng mười chê đắt không mua
Mua lấy vàng bảy thiệt thua trăm đường
Hoặc “mua mèo trong bị”, “hỏi giá trâu sau bụi