rậm”... lời dặn dò này chẳng bao giờ thừa cả. Các mặt hàng phổ biến
thời xưa đều được người tiêu dùng truyền đạt kinh nghiệm như:
Mua thịt thì chọn miếng mông
Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi
...
Mua cá thì phải xem mang
Mua bầu xem cuống mới toan không nhầm
...
Hoặc “mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi”,”mua trâu xem sừng, mua
chó xem chân”, “mua cua xem càng, mua cá xem mang”. Thông thường,
“mua nhầm, bán không nhầm” nên người mua khôn ngoan thường phải
kì kèo, mặc cả hoặc đòi thêm thắt để có lợi cho mình “mua thì thêm, chêm
thì chặt” là vậy. Muốn mua hàng tốt thì phải đầu buổi chợ “của ngon ai
để chợ trưa”. Khi mua thì trả tiền ngay, đừng mua chịu, vì “rẻ tiền mặt, đắt
tiền chịu”...
Tục ngữ là túi khôn của ông cha ta, được đúc kết lại từ ngàn năm qua,
chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Riêng trong lãnh vực kinh doanh,
có những câu phản ánh tâm lý, kinh nghiệm buôn bán v.v... nhưng rất tiếc
cho đến nay vẫn chưa có ai bỏ công ra sưu tập, nghiên cứu nhằm tiếp thu có
chọn lọc những kinh nghiệm quý báu ấy - dù ra đời trong một xã hội
nông nghiệp, để vận dụng trong đời sống hôm nay.
5. Hiện nay, trên đất nước ta bên cạnh những lễ hội cổ truyền được tổ
chức từ hàng ngàn năm nay, còn có những ngày truyền thống khác chỉ ra
đời từ sau ngày 2.9.1945, lúc nước nhà giành được Độc lập. Ra đời gần
đây nhất là Ngày thơ Việt Nam. Từ cảm hứng bài thơ Nguyên tiêu (Rằm
tháng giêng) của nhà thơ Hồ Chí Minh: