Sự phát triển về kinh tế đã dẫn đến sự ý thức về chính trị, đây là một
đặc điểm của xã hội đương thời mà chính quyền thực dân Pháp đã nhìn
thấy. Nhiều hoạt động chính trị sôi nổi đang diễn ra, để cuối cùng sẽ là sự
thành lập chính đảng của các giai cấp. Cho dù tính chất giai cấp có khác
nhau, thì họ cùng có mục tiêu thống nhất trước mắt là đánh đổ giai
cấp thống trị ra khỏi đất nước họ.
Năm 1926, sau khi từ Pháp về nước được ít lâu, cụ Phan Châu Trinh
mất tại Sài Gòn. Dù thực dân nỗ lực, tìm mọi cách ngăn chặn nhưng đám
tang của cụ vẫn trở thành quốc tang, nhằm biểu dương tinh thần dân tộc,
tình cảm đối với non sông đất nước. Hồ sơ theo dõi của mật thám Pháp cho
biết, trong đám công nhân, thợ thuyền của công ty Bạch Thái đã có
người tham gia. Cụ thể, thay mặt những người thợ của hãng tàu Bạch
Thái Bưởi ở Nam Định, anh Trần Quang Tặng (tức Khổng) đã viếng cụ
Phan câu đối:
Truy điệu Tây Hồ nhật Hoán tĩnh quốc dân hồn (Ngày truy điệu Tây Hồ
Thức tỉnh hồn quốc dân)
Vì thế ngoài việc đàn áp, bắt bớ những người tham gia chính trị thì
phải triệt tiêu sự lớn dậy của tư sản Việt Nam.
Công ty Bạch Thái đang bị thực dân tìm mọi cách chèn ép. Năm cụ
Phan mất cũng là năm công ty Bạch Thái gặp nhiều khó khăn.
Chưa rõ vì lý do gì, chiếc tàu An Nam chở 150 tấn xi măng bị chìm,
gây thiệt hại ước tính lên đến 60 nghìn đồng. Đã thế, thực dân Pháp còn
nghi ngờ công ty của ông có dính dáng đến tổ chức của Việt Nam Quốc
dân đảng, dù chứng cứ rất mong manh.
Ngay sau khi thành lập vào đêm 25.12.1927, để tạo tiếng vang trong
quốc dân, Việt Nam Quốc dân đảng quyết định ám sát tên Bazin – một
tên thực dân cáo già, khét tiếng tàn ác chuyên mộ phu đi Tân Thế Giới.
Nó phải đền tội. Chiều 30 Tết năm Mậu Thìn (1929), khi chiếc hơi bóng