BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG - Trang 10

1. Con sư tử bị thuơng vẫn muốn gầm

Rất nhiều giáo sư đã có những buổi nói chuyện nhan đề “Bài giảng cuối
cùng”. Và có thể bạn đã dự một buổi như vậy.

Việc đó đã thành thông lệ ở các trường đại học. Các giáo sư được yêu

cầu nói về những thất bại và về những gì có ý nghĩa nhất đối với họ. Và
trong khi họ thuyết trình, cử tọa cũng day dứt với cùng câu hỏi: có thể
truyền đạt những thông điệp gì nếu đây là cơ hội cuối cùng của ta? Nếu
ngày mai phải ra đi, ta muốn để lại gì?

Từ nhiều năm nay, Carnegie Mellon có chương trình “Bài giảng cuối

cùng”. Vào thời điểm mời tôi tham gia, ban tổ chức đã đổi tên chương trình
thành “Những hành trình”, chọn một số giáo sư nêu lên những suy nghĩ về
hành trình cá nhân và nghề nghiệp của họ. Ðó chẳng phải là một tiêu đề thật
thú vị, nhưng tôi đã nhận lời và được xếp lịch thuyết trình trong tháng chín.

Lúc ấy, tôi đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tụy nhưng vẫn lạc quan.

Biết đâu, tôi thuộc những người may mắn sẽ sống sót.

Trong khi đang chữa trị, ban tổ chức chương trình gửi mấy email hỏi

tôi: “Ông sẽ thuyết trình về điều gì? Xin hãy cho một tóm tắt.” Có những
quy định không thể bỏ qua, kể cả khi ta đang bận rộn với những việc khác,
chẳng hạn như đang cố gắng để thoát chết. Giữa tháng tám, tôi được báo là
cần phải in một áp phích cho bài giảng của tôi, do vậy tôi phải quyết định
về chủ đề.

Và cũng đúng tuần lễ đó, tôi nhận được tin phương thức điều trị gần đây

nhất của tôi không đạt hiệu quả. Tôi chỉ còn vài tháng để sống.

Tôi biết mình có thể hủy bài giảng. Mọi người sẽ cảm thông. Bỗng

nhiên, tôi thấy còn biết bao việc khác cần phải hoàn thành. Tôi phải đối
diện với nỗi đau của mình và với nỗi buồn của những người yêu thương tôi.
Tôi phải dành tâm sức để thu xếp ổn thỏa các công việc gia đình. Mặc dù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.