55. Tất cả những gì bạn cần làm là hỏi
Trong chuyến đi cuối cùng của cha tôi tới Disney World, ông và tôi
cũng đợi để đi xe lửa một đường ray với Dylan, lúc đó lên bốn tuổi. Dylan
mong ước được ngồi ở mũi xe cùng với người lái tàu. Cha tôi, người yêu
thích các công viên giải trí, cũng nghĩ đó là một mong ước thú vị.
“Nhưng thật chán là họ không cho người thường ngồi ở chỗ đó.” - ông
nói.
“Hừm.” - tôi nói. - “Cha ạ, con đã từng là một Imagineer, nên con biết
một mẹo để có thể được ngồi ở phía trước đó. Cha có muốn thấy không?”
Ông bảo chắc chắn rồi.
Vậy là tôi bước lên cười với người coi tàu và nói: “Xin lỗi, ba người
chúng tôi có thể ngồi ở toa xe trên được không?”
“Thưa ông, tất nhiên ạ.” - anh ta nói và mở cổng và chúng tôi ngồi vào
chỗ cạnh người lái tàu. Ðó là lần duy nhất trong đời tôi thấy cha tôi thật sự
sửng sốt. “Con nói là có một mẹo mà.” - tôi nói với ông khi đoàn tàu
chuyển bánh chạy vào vương quốc Thần diệu. – “Nhưng con cũng không
nói đó là một mẹo khó.” Ðôi khi, tất cả những gì bạn cần làm là hỏi.
Tôi luôn khá thông thạo trong việc yêu cầu những điều cần thiết. Tôi tự
hào về việc đã can đảm liên hệ với Fred Brooks Jr., một trong những nhà
khoa học máy tính nổi tiếng nhất trên thế giới. Sau khi bắt đầu sự nghiệp ở
IBM vào những năm năm mươi, ông thành lập khoa Khoa học Máy tính ở
Ðại học North Carolina. Ông nổi tiếng trong ngành công nghiệp máy tính,
khi, bên cạnh những điều vĩ đại khác, đã nói: “Thêm nhân công cho một đề
án phần mềm bị chậm trễ chỉ làm cho nó chậm trễ thêm.” (Điều này bây giờ
đã được biết đến như là “Luật Brooks.”)
Tôi ở cuối những năm của tuổi hai mươi và chưa hề gặp ông, do vậy tôi
viết email cho ông, hỏi: “Nếu tôi lái xe từ Virginia xuống North Carolina,