phải làm.” Ông cũng nhắc nhở, ngay cả khi ở vào thế mạnh, trong công việc
hay trong các mối quan hệ, ta vẫn phải cư xử một cách công bằng. “Bởi khi
ngồi ở ghế lái xe, không có nghĩa là con phải cán chết người khác.” - Ông
nói.
Sau này, tôi thấy mình đã trích dẫn về cha ngay cả những điều mà ông
không nói. Theo cách nghĩ của tôi, những lời uyên bác đó vẫn có thể là của
cha tôi, dù ông chưa nói ra. Với tôi, ông là người biết mọi thứ.
Mẹ tôi cũng là người hiểu biết nhiều. Suốt cuộc đời, bà luôn thấy có bổn
phận dẫn dắt tôi. Và tôi biết ơn về điều đó. Cho đến nay, nếu ai đó hỏi rằng
hồi nhỏ tôi thế nào, bà mô tả: “tỉnh táo, nhưng không quá sớm phát triển.”
Ngày nay chúng ta sống trong thời đại mà các bậc cha mẹ luôn khen con
mình là thiên tài. Còn mẹ tôi, coi “tỉnh táo” đã đủ như một lời khen.
Khi làm luận án tiến sĩ, tôi chọn môn “lý thuyết đầy đủ”
[8]
mà giờ đây
tôi có thể coi đó là thứ tồi tệ thứ nhì trong đời, sau hóa trị liệu. Khi ca thán
với mẹ về việc các bài kiểm tra khó và khủng khiếp ra sao, bà ghé đầu, xoa
tay tôi và nói: “Mẹ biết con cảm thấy thế nào rồi. Và hãy nhớ là khi bằng
tuổi con, cha còn phải đánh nhau với quân Đức.”
Sau khi tôi nhận bằng tiến sĩ, mẹ tôi đã thêm thắt vào khi giới thiệu:
“Đây là con trai tôi. Cậu ấy là đốc tờ, nhưng không phải loại đốc tờ giúp
người.”
Cha mẹ tôi biết cần làm gì để giúp đỡ mọi người. Ông bà luôn tìm kiếm
những dự án lớn rồi dấn thân tham gia. Cha mẹ tôi đã cũng thuê ký thác
một ký túc xá năm mươi phòng ở vùng nông thôn Thái Lan để giúp các em
gái địa phương có điều kiện tiếp tục đến trường, thay vì phải bỏ học làm gái
điếm.
Mẹ tôi bao giờ cũng rất nhiệt thành với các việc từ thiện. Còn cha tôi
luôn vui vẻ đóng góp tiền bạc và hài lòng với một chỗ ở bình dị thay cho
ngôi nhà ở ngoại ô, nơi mà chúng tôi ai cũng muốn. Theo nghĩa đó, cha tôi
là “tín đồ Cơ đốc” chuẩn mực nhất mà tôi đã từng gặp. Ông cũng là một