6. Ðạt trang thái không trọng lượng
Điều quan trọng là có những
mơ ước cụ thể. Thời tôi còn học phổ
thông, nhiều đứa trẻ thích được trở thành nhà du hành vũ trụ. Riêng tôi, từ
nhỏ đã biết là NASA
[10]
sẽ không nhận mình. Tôi nghe nói là các nhà du
hành vũ trụ không thể mang kính cận. Ðiều đó không sao. Tôi chẳng muốn
thành nhà du hành vũ trụ lắm, chỉ muốn được ở trạng thái nổi bồng bềnh.
NASA có một chiếc máy bay giúp các nhà du hành vũ trụ thích nghi với
trạng thái không trọng lượng. Mọi người gọi nó là "Sao chổi nôn” dù
NASA đã đặt tên cho nó là “Kỳ quan vô trọng lượng", như một cố gắng làm
lạc hướng sự chú ý đến hậu quả khó chịu của thiết bị.
Dù máy bay được gọi với tên gì, thì đó vẫn là một thiết bị máy móc rất
kỳ thú. Nó chuyển động theo hình cung Parabol, và tại đỉnh của mỗi cung,
bạn có khoảng hai mươi lăm giây trải nghiệm cảm giác tương đương với
không trọng lượng. Khi máy bay lao xuống, bạn có cảm giác như đang rơi
tự do, nhưng lại bị kéo lại, bay vòng quanh.
Uớc mơ của tôi trở nên khả thi, khi NASA có chương trình cho sinh
viên đại học đăng ký các đề tài nghiên cứu thí nghiệm trên chiếc máy bay
này. Năm 2001, nhóm sinh viên trường Carnegie Mellon của tôi đã đăng ký
đề án sử dụng thực tế ảo.
[11]
Không trọng lượng là một hiện tượng đặc biệt, khó nhận thức được một
cách thấu đáo, khi cả đời bạn sống trên trái đất. Ở trạng thái không trọng
lượng, tai trong, bộ phận điểu khiển sự thăng bằng, sẽ không hoàn toàn
đồng bộ với những gì mà mắt bạn nhìn thấy. Và kết quả là bạn buồn nôn.
Liệu thực tế ảo có thể giúp khắc phục được điều này? Đó là câu hỏi trong
đề án của chúng tôi, và đề án đã được chọn. Chúng tôi được mời tới Trung
tâm Vũ trụ Johnson ở Houston để bay thử.