hỏi xem uớc tính chữa hết bao nhiêu.”
Tôi nói với cô là không cần thiết. Những chỗ hỏng vẫn chấp nhận được.
Cha mẹ tôi đã dạy, xe ô tô là để đưa mình từ điểm A tới điểm B. Chúng là
những vật dụng, không phải là thứ thể hiện địa vị xã hội. Và vì vậy, tôi nói
với Jai là không cần phải tu sửa lại. Chúng tôi vẫn có thể dùng xe với các
vết trầy xước và móp méo.
Jai hơi sửng sốt. “Có thật chúng mình cứ lái khắp nơi với chiếc xe vừa
bẹp, vừa trầy xước?” - cô hỏi.
“Ðúng. Jai, em không thể chỉ chấp nhận có mỗi một phần của anh.” - tôi
nói với cô. - “Em biết đánh giá cái phần của anh đã không bực bội bởi hai
chiếc xe của chúng mình bị hư. Nhưng lại không muốn chấp nhận phần còn
lại, rằng anh tin em không cần sửa những thứ khi chúng vẫn còn làm được
cái việc chúng phải làm. Hai chiếc xe vẫn dùng được, nên mình cứ lái
chúng thôi.”
Điều đó có thể hơi giễu cợt. Nhưng nếu thùng rác hoặc xe cút kít của
bạn bị một vết trầy, chắc bạn sẽ không mua một cái mới. Có thể bởi vì
chúng ta không dùng thùng rác hoặc xe cút kít để truyền đạt địa vị xã hội
của chúng ta hoặc để phân biệt chúng ta với những người khác. Với Jai và
tôi, những chiếc xe sứt sẹo đã trở thành một tuyên ngôn trong cuộc hôn
nhân của chúng tôi. Không phải mọi thứ đều cần sửa chữa.