20
Các đặc trưng của véctơ
Lệnh length trả lại cho ta số các phần tử mà véctơ đó chứa. Lệnh có thể áp dụng
được cả với véctơ hàng và véctơ cột. Ví dụ
>> A = [2;3;3;4;5];
>> length(A)
ans = 5
>> B = [1, 1, 2];
>> length(B)
ans = 3
Để tìm các phần tử lớn nhất và nhỏ nhất của véctơ ta sử dụng lệnh max và min. Ví
dụ
>> A = [8 4 4 1 7 11 2 0];
>> max(A)
ans = 11
>> min(A)
ans = 0
Để tính tổng của tất cả các phần tử của véctơ x, ta sử dụng lệnh sum. Ví dụ
>> A = [8 4 4 1 7 11 2 0];
>> sum(A)
ans = 37
Như ta biết độ dài của véctơ
1
2
[ .. ]
T
n
v
v
v
=
v
được định nghĩa theo biểu thức
2
2
2
1
2
...
n
v
v
v
v
=
+
+
+
.
Trong Matlab độ dài của véctơ có thể được xác định bằng hai phép tính. Trước hết
ta tính tích vô hướng của véctơ này với chính nó bằng phép nhân phần tử ( .* ). Sau
đó khai căn của tổng bình phương các phần tử. Ví dụ
>> x = [8 4 4 1 7 2 0];
>> a = x.*x
a = 64 16 16 1 49 4 0
>> b=sum(a)
b = 150
>> mag=sqrt(b)
mag = 12.2474
Một cách khác ngắn gọn hơn là sử dụng lệnh norm(x,2), lệnh này cho ta độ dài
véctơ x, theo như định nghĩa ở trên, hay còn gọi là chuẩn Euclid của véctơ x.