BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 111

CHƯƠNG VI: MỘT GIAI ĐOẠN

TÔNG TỘC TRỊ NƯỚC

Triều mới, đô mới và thời mới

Cho tới gần đây (và với một số lớn người mày mò kinh sách) thì

nhà Lí (và Trần) là triều vua Việt rực rỡ nhất mở đầu cho những triều vua
tiếp theo, biểu hiện cho một nền văn minh riêng biệt sau thời Bắc thuộc
được mệnh danh là văn minh Đại Việt, mang những yếu tố ưu việt trường
tồn đến tận ngày nay. Điều đó cũng không có gì là sai nếu gạt bớt ý nghĩ
“thuần tuý” chủng tộc, độc tôn văn hoá trong sự tán dương nọ vốn dựa trên
các chứng tích sai lầm, mà khi biết ra vẫn cố tình giấu diếm hoặc tránh né
để khỏi phải thay đổi thành kiến.

Chống Tống, bình Chiêm là công trình của các ông vua đầu đời thu

xếp theo tình thế trong ngoài đương thời chứ không phải vì một chủ nghĩa
dân tộc riêng biệt, hay một ý thức trung quân quá sớm. Tập họp thiểu số
biên giới phụ hoạ Lí đánh Tống chỉ là theo thói quen của một tâm thức
cướp đoạt bình thường, xuôi ngược theo hướng gió chiến thắng chứ không
phải là sự chọn lựa của lí tưởng. Cho nên năng lực tích tụ từ đất Hoa Lư
qua hai phần ba thế kỉ tự chủ đã chuyển qua tập họp Lí của một vùng khác
thì phải đi theo chủ về quê hương bản quán mới: Đó là lí do khởi phát bình
thường của việc dời Đô.

Họ về vùng đất ngày nay tuy không còn “sơn

lăng” nhưng còn đền Lí Bát Đế, chứng tích 8 đời vua, xưa gọi là Cổ Pháp,
có vua theo cách “áo gấm (rồng) về làng,” cho tiền bạc, xây chùa chiền, thu
phục cảm tình dân chúng, trước tiên là để ổn cố vị trí của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.