BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 112

Đô mới không phải là nơi hoang địa mà là Tống Bình, Đại La của

thời thuộc trị, từ Long Biên dời về (khoảng 590), là “đô cũ của Cao Vương
(Biền), ở giữa khu vực trời đất… chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi
sông núi sau trước… chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi
thượng đô kinh sư mãi muôn đời.” Người nào làm bài Chiếu dời đô cho
vua Lí, không nói ngoa mà chỉ tán dương một điều đã cũ. Viên quan
phương Bắc nào chọn lị sở cho châu Giao, giữ chỗ cho phủ Đô hộ An Nam
để mở cơ quan cai trị nơi mang tên Tống Bình, La Thành, Đại La hẳn đã
thấy rõ rằng với vị trí này có thể phát triển được thuộc địa trong khả năng
tối ưu. Nó được đặt tên mới Thăng Long từ khi thấy bầy cá sấu bỏ chạy
trước binh thuyền Hoa Lư rộn ràng cập bến, sẽ lại cũng mang ưu thế đó cho
người chủ mới. Trở về với thủ phủ thời thuộc địa, Lí lại có cơ hội liên hệ
với thân tộc xa đời hơn về phía bắc, mở rộng tầm vóc phát triển. Và tất
nhiên tình thế mới đó là của một nước có chủ quyền chứ không phải là một
thuộc địa như cũ.

Quyền lực của Lí và tình trạng liên minh với

tầng lớp hào trưởng, hào sĩ

Hoa Lư tuy cũng là một bộ phận của hệ thống karstic Hạ Long, nằm

bên rìa nam của đồng bằng sông Hồng nhưng tính chất địa lí đã không thể
đi đôi với tình hình chính trị. Dưới chủ quyền hai họ Đinh Lê, vùng phía
Bắc không được chú trọng như vùng phía Nam. Có thể Đinh còn phải lo ổn
định, trong lúc Lê Hoàn gốc “con nuôi” đất Thanh Hoá, đã hướng nhiều về
đất căn bản đó để lấy thế cân bằng với Hoa Lư, rồi đến Ngoạ Triều thì còn
nhìn về phía nam xa hơn vì vị thế càng cô lập của ông ở Hoa Lư. Tất nhiên,
Lê Hoàn đã phong đất cho con trên đồng bằng phía Bắc, lại cũng “cày tịch
điền” ở núi Đội để xác nhận quyền uy nơi đó, nhưng so ra thì rõ ràng các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.