BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 113

biến động trong đời ông không thấy xảy ra nhiều, và dữ đội như ở phía
Nam. Tuy nhiên, như đã nói, Hoa Lư dù sao cũng chỉ là một nơi ẩn nấp của
một chính quyền non trẻ, có sức mạnh cấp thời mà không có một truyền
thống. Sự co cụm tạo nên được sức mạnh cố thủ mà không có hướng phát
triển về tương lai. Truyền thống xây dựng một tổ chức tập trung quyền
hành là ở Đại La của cựu thuộc địa, bây giờ được nâng cấp làm trung ương
ở Thăng Long của Lí Công Uẩn vừa dời đến, không phải đơn độc với dòng
họ mà cả một lực lượng quân binh, một kho tàng tích trữ, đủ để đàn áp
chống đối cũng như để ban ân mua chuộc trong bước khởi đầu.

Trong chuyến “về làng” thăm dò tháng 2âl. (1010) trước khi đổi chỗ

hẳn, Lí Thái Tổ đã ban tiền lụa cho các bô lão “theo thứ bực khác nhau,”
nghĩa là không để sót người có chút uy thế nào. Hướng mua chuộc thật có
chủ đích về đối tượng nên ban hành đại xá, hai lần tuyên bố tha thuế ba
năm (1010, 1016) để ngăn chận chống đối, tìm thêm vây cánh. Chính sách
có tính toán nặng nhẹ, bỏ lơ một ít quyền lợi bản thân, không màng tính
cách hào nhoáng tô vẽ cho gia tộc mà chú trọng vào những việc thấy là
thiết yếu cấp thời hơn. Giá có biết đến lời phê phán của Lê Văn Hưu đời
sau, mang một ý thức hệ khác, ông chắc cũng bỏ mặc: “Lí Thái Tổ lên ngôi
mới được hai năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà đã dựng
làm chùa ở phủ Thiên Đức (Cổ Pháp), lại trùng tu chùa quán ở các lộ… tiêu
phí của cải vào việc thổ mộc không biết bao nhiêu mà kề.” Không phải chỉ
ở đời ông, đến đời sau, Lí Thái Tông còn “phát tiền thuê thợ làm chùa quán
đến 950 ngôi ở các hương ấp…” Rõ ràng ông vua con không chỉ làm chùa
trên đất riêng của mình mà còn trên lãnh thổ của các thủ lãnh nhỏ khác.
Con số to lớn 950 khiến người nay ngần ngại nhưng dễ chấp nhận với chút
rộng rãi nếu ta nhìn ra được ý nghĩa mua chuộc kia.

Bởi vì Lí không phải là chủ nhân ông thực sự của toàn thể vùng đất

của phủ Đô hộ cũ, của nước Đại Cồ Việt mới. Kế tiếp Đinh, Lê, họ đã
hưởng thành quả của những người này về phương diện chủ quyền đất đai.
Bộ phận vùng Ái Châu, Cửu Chân của ông Đại diện vua nước Đô hộ ở Hoa
Lư, ông Lê Lương, chắc bị Lê Hoàn chiếm trong vụ đánh Dương Tiến Lộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.