BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 198

Không phải chỉ một thành Tây Đô, họ Hồ còn xây thêm nhiều thành

luỹ nữa mà nổi bật là thành Đa Bang (1405), nơi chứng kiến sự thất bại
chiến lược của họ trước quân Minh. Tính cách quân sự hoá thật rõ rệt trong
ý nguyện thốt thành lời của Hồ Quý Li: “Làm sao có trăm vạn quân để
chống giặc Bắc?” Bởi vậy từ 1397 đã thấy có những đơn vị hành chính
ngoài vòng trung châu mang tên “trấn”. Tổ chức hành chính xuyên suốt sít
sao hơn, đơn giản hơn làm mất các chức vụ cơ sở cũ: tiểu, đại tư xã, đại
toát để chỉ còn quản giáp. Dân đinh được kiềm tra chặt chẽ hơn, gia nô bị
giới hạn, chuyển số dư vào nhà nước. “Cho nên năm Thiệu Thành thứ 2
(1402) điểm binh càng nhiều.” Vấn đề còn lại của nhà Hồ là, như Nguyên
Trừng nói: “Chỉ sợ dân không theo.” Chữ “dân” hơi có chút cưỡng đoạt,
theo ý người bây giờ. Dân chống đối là những quý tộc Trần và lớp liên hệ
đi cầu cứu người Minh, là những kẻ thấy từ rối loạn bên ngoài, nảy sinh
tham vọng tranh đoạt quyền hành bên trong như nhà sư Phạm Sư Ôn chiếm
kinh thành ba ngày (1389), Nguyễn Nhữ Cái lại cũng ở vùng tây bắc Đông
Đô (1399), kể cả những kẻ lợi dụng gây rối loạn nhỏ như tay phù thuỷ Trần
Đức Huy. Trong tình thế bấp bênh vì cơ sở xây dựng chưa được vững vàng
đó, Hồ đã không thể nào chịu đựng được cuộc tiến quân của Minh khiến
cho một triều đại đầy ý chí đổi thay trở thành triều đại ngắn ngủi nhất trong
lịch sử nước Việt.

Bên kia vùng Trại: Chế Bồng Nga

Việc cắt đứt quan hệ hôn nhân với Chiêm Thành qua cái chết của

Chế Mân khiến cho những vấn đề xung đột cũ nổi lên dù Huyền Trân ở
Chiêm đã được trang trọng ghi vào bia đá Po Sah (Phan Rang) “là Hoàng
hậu thứ nhất, là công chúa ái nữ của đấng quân vương đứng đầu các vị
thánh, làm Hoàng hậu Paramesvari, tuy còn có bà “Hoàng hậu đầu tiên”
sinh ra một hoàng tử. Như thế không hẳn Chế Đa Da ở lại sẽ làm vua

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.