BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 200

Lại cũng một bằng chứng thiếu sót về phía sử Chàm. Trong khi sử

Việt ghi nhiều về thành tích của ông vua này: Quân chưa đến kinh đô vua
Trần đã lo đem tiền cất giấu thật xa, quân đến, tướng cầm quân khóc lóc
chia tay vua trốn chạy, thì “Niên giám hoàng gia” Chàm chỉ cho một tên:
Po Binosuor với niên đại 1328-1373, rõ ràng là của người chết trước Chế
Bồng Nga. Trên đất Ninh Thuận ngày nay (xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải)
chỉ còn giữ lại một ngôi miếu nhỏ với một bức tượng cụt đầu (“lăng Pô Bil
Thuôr”) thuộc làng Bình Ngãi (tên Chàm Boh Pălriya), nơi theo truyền
thuyết, Chế Bồng Nga đã cỡi ngựa chạy về đến đấy chết nên còn bộ áo giáp
viền chỉ vàng được ông Thầy Cả cất giữ. Chúng ta không hiểu tại sao mộ
không ở Vijaya / Bình Định mà là Panduranga. Hình như điều này liên hệ
đến tính chất tôn giáo của ông.

Đã có những nhận xét từ lâu, hoặc coi Chế Bồng Nga là nhân vật

kiệt xuất đột biến, hoặc chỉ là tia nắng quái chiều hôm của lịch sử vương
quốc Chàm nhưng chưa ai giải thích được vì sao con người này xuất hiện.
Phải có một cơ sở nào để tạo sự thống nhất quyền lực trên đất Chàm trong
thế kỉ XIV này. Với những phát hiện khảo cổ học gần đây trên đất Bình
Định và nhờ một ngành mới, khảo cổ học dưới đáy biển, nghiên cứu trục
vớt những thuyền đắm, và xét riêng về một loại hàng hoá: đồ gốm sành sứ,
người ta tưởng có thể tìm ra một giải đáp cho vấn đề này. Phối hợp với các
sự kiện lẻ tẻ được biết từ lâu trong truyền thuyết, trên thực địa, giả thuyết
bỗng trở thành như hiện thân của lịch sử, không phải chỉ của cá nhân Chế
Bồng Nga mịt mù mà còn là cả vương quốc Chàm trong khuất lấp.

Nguyên khi khai thác những con tàu đắm ở Pandanan (Philippin),

Koshichang (Thái Lan) niên đại 1403-1442 và khảo sát di chỉ khảo cổ
Junfa (Ai Cập) niên đại thế kỉ XV, người ta thấy một loạt gốm dễ ghép vào
với gốm Trung Hoa. Nhưng trước, sau 1975, ở An Nhơn (Bình Định) người
dân đã nhặt được một số đồ gốm loại men ngọc xanh, xám nhạt đem ra bán
ở thị trường, và lọt vào mắt một nhà chuyên môn. Người ấy nhận ra đó là
một loại riêng biệt, giống với gốm trên các thuyền đắm, và vì đấy là vùng
Chàm cố cựu nên được cho là gốm Chàm. Nó cũng mang tên gốm Gò

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.