Không kể quân Tống nằm dưới quyền Trần Nhật Duật, sử đã ghi
chuyện năm 1274, lúc Mông Cổ vượt Trường Giang uy hiếp Nam Tống, 30
thuyền biển Tống chở đầy của cải, vợ con đến Thăng Long tụ tập buôn bán.
Những người đó được sử cũ gọi là Hồi Hột vì lẫn lộn với các thương nhân
Islam đến buôn bán trong vùng. Văn nhân Tống nằm trong sách của Lê Tắc
với những uẩn khúc của kẻ lưu vong, quyết liệt từ bỏ hay hồi đầu về cố
quốc để mang tiếng bội phản với đất nước tạm dung. Trên đất Chiêm
Thành, trong trận chiến với Toa Đô ta cũng gặp họ ở thế trên đe dưới búa
nơi đất lạ. Nhưng ở Đại Việt họ đã lấn một đền thờ cá voi Việt Chàm, thay
bằng bà phu nhân Tống thành thần linh thiêng đến báo mộng với Anh Tông
trong chuyến đánh Chiêm (1312) qua cửa Cờn. Tính chính trị lấn át chất
kinh tế khiến ta khó nghĩ rằng những người lưu vong đó đã đem kĩ thuật
gốm cao cấp sản xuất hàng trên đất dung thân, và vì ở địa điểm mới nên có
khác với hàng cùng loại nơi cố quốc. Ở Đại Việt đã có một truyền thống
gốm cao cấp nhưng sự nở rộ của gốm Chu Đậu (Hải Dương) từ cuối thế kỉ
XIV, thịnh vượng trong thế kỉ XV-XVII và tàn tạ trong thế kỉ XVII, giống
như đời sống gốm Gò Sành, cũng cho ta một suy nghĩ về ảnh hưởng này.
Hốt Tất Liệt đã từng đòi hỏi Đại Việt giao nạp những thương nhân
Hồi Hột gốc vùng Trung Đông, lúc bấy giờ đang đi lại buôn bán trong
nước. Sinh hoạt thương mại phồn thịnh trên biển Đông cũng thấy dấu vết
trên đất Chàm với chứng kiến của Đoàn Nhữ Hài trong hai chuyến đi sứ
(1300, 1303) về cảng Tì Ni (Chiêm Thành Cảng của Nguyên sử
), là “bến
tàu xung yếu,” nơi tụ tập thuyền buôn, “người buôn bán phức tạp.” Một tay
có khả năng như Chế Bồng Nga hẳn có thể lợi dụng tình thế đó để chấn
hưng xứ sở. Hơn thế nữa, ông đã chuyển hướng tín ngưỡng, đi theo với thời
đại để tác thành sự nghiệp: Có những bằng chứng cho thấy ông đã theo Hồi
Giáo, bằng chứng rải rác trong truyền thuyết, gián tiếp từ trong lịch sử
muộn màng mà nếu ta nhận ra thì sẽ giải toả được hết những thắc mắc về
con người tài ba mà khuất lấp trong lịch sử này. Ngày nay, dân chúng Chàm
chăm sóc đền thờ ông trong vùng, dù không theo Hồi Giáo cũng không ăn
thịt heo vì theo truyền thuyết: Chế Bồng Nga không ăn thịt heo. Trong lễ