tên Trần Cảo từng bị Lê Lợi giết nay (đầu thai) trở về trả mối hận cũ của
người trung châu.
Bởi vì xung đột Trần Lê còn thấy nhiều thế kỉ sau trong
câu chuyện ông thần Ngọc Tháp thông gia với miền xuôi của họ Trần,
giành giật gỗ đem về xây đền Hùng, nơi thờ tổ của vua Lê, trở thành tổ của
Đại Việt (rồi Việt Nam.) Trần Cảo của thế kỉ XVI nổi lên từ ông từ giữ đình
của trang Dưỡng Chân, lấy thế lực tiền của từ chùa Quỳnh Lâm, ngôi chùa
cưng trọng của nhà Trần, từng có hàng nghìn mẫu ruộng, điền nô, có quan
đến trông coi, và đặc biệt lại có người điền nô giàu đủ để làm thông gia với
ông quan! Trần Cảo không thực hiện được lời sấm “phương Đông có
vượng khí thiên tử” nhưng một người cùng khu vực, không vướng víu như
Cảo để phải gán ghép dòng dõi với cả Trần lẫn Lê, cứ tự mình đem sức
mạnh lật đổ Lê, lập triều mới: Mạc Đăng Dung.
Vượng khí thiên tử phía đông và thế hệ Lam
Sơn thứ hai phía tây
Các giáo trình lịch sử Việt Nam bây giờ vẫn cho là “sử cũ” gọi cuộc
phân tranh Lê Trịnh và Mạc là cuộc phân tranh Nam triều và Bắc triều. Có
vẻ “sử cũ” nói ở đây là quyển Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim mà
tên khởi đầu là An Nam sử lược (1920), trong bản tóm tắt so sánh đã có đề
mục: “Nam triều và Bắc triều” cho hai vùng Trịnh Lê và Mạc. Thật ra
quyển sử chính thức, Đại Việt sử kí toàn thư, không hề có sự phân loại như
trên. Sử quan vẫn coi nhà Mạc là “nhuận triều” như nhà Hồ về trước. Còn
đương thời, nếu theo dõi cách định hướng thì thấy trong một thời gian dài
người ta vẫn coi phần đất phía nam vùng Thăng Long là ở phía tây.
Chiêm
Thành ở phía tây Đại Việt. Tây Đô/Kinh so với Đông Đô/Kinh. Hải Tây
đạo đầu Lê là vùng Thanh Nghệ. Cho nên khi có phân liệt thì có tách biệt
đông và tây như Phan Huy Chú viết trong phần Dư địa chí: “Đến thời