Uy Mục lên làm vua trong tình hình phe trung châu ở nội cung
mạnh lên, ủng hộ cả ông hoàng tử vốn là con của một người hầu trong cung
hoàng hậu của Thánh Tông, được ông Hoàng thái tử (sau là Hiến Tông) để
mắt tới – người tì thiếp này của đất Kinh Bắc từng phải bán mình trên đất
Kinh thành trước khi bị lây vạ mà trôi dạt vào cung. Rõ ràng gốc gác đó
không làm hãnh diện cho người lên nắm quyền tối cao mà những lời đàm
tiếu thế nào cũng lọt vào tai. Thêm nữa, có vẻ ông có thân hình xấu xí, mặt
mày dữ tợn nên mang tên “Vua Quỷ,” được gán cho là từ lời thơ của viên
sứ thần Minh năm 1507. Cho nên phản ứng đầu tiên là giết bà ngoại ghẻ đất
Lam Kinh, do đó gây thù với dòng họ Nguyễn Gia Miêu. Thù lan rộng liên
can đến các đại thần từng giúp người kế nghiệp Hiến Tông mà không để
Uy Mục lên ngôi sớm hơn! Để bám vào tình thế mới vững chắc hơn, vua
kết hôn nhân với người gốc họ Trần cũ, rồi khi người chị mất đã lấy luôn
người em. Thế là họ Trần trung châu khuất lấp bấy lâu, nay có cơ nổi dậy
gây lũng đoạn. Uy Mục bây giờ đã có ba thế lực địa phương ủng hộ: quê
mẹ nuôi, quê mẹ ruột, quê vợ – tất nhiên với quyền uy mới nên càng dễ lạm
dụng hơn. Thế đối đầu Đông Kinh Lam Kinh thành hình khi Giản Tu Công
Oanh/Dinh, một người có mẹ đất Thanh thoát được sự ruồng bắt của Uy
Mục, liên kết với Nguyễn Văn Lang đất Gia Miêu.
Uy Mục xua đuổi người tông thất và công thần về Thanh Hoá
nhưng với sự nhập nhoà danh vị gốc rễ thì thật cũng khó phân biệt người họ
vua, con cháu công thần nào là ở vị trí nào, Đông Kinh hay Lam Kinh? Chỉ
có một nhóm người riêng biệt nổi bật là nhóm tù binh Chàm. Với sử quan
thì họ thật khuất lấp – cũng như lớp tù binh thời Lí dù phải đợi đến hơn hai
trăm rưởi năm mới tan biến – nhưng số lượng của thời mới cũng thật không
ít. Bí Cai bị Nhân Tông bắt làm tù binh năm 1446 đến hơn hai năm sau còn
được cho vào cung mặc lại áo mão vua Chiêm để cùng dự yến tiệc. Thánh
Tông đem về Đại Việt hơn ba vạn tù binh trong trận 1471, ban cấp cho các
công thần. Phía nam thì còn dấu vết đến gần đây để cho quan chức Pháp
nhận ra (họ Chế ở Nghệ An), hay dấu trên bia là gom vào làng Kim Ổ
(vùng Bàu Ô, Cửa Lò hiện nay) của Nguyễn Xí – tên đất mang dấu vết