BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 50

Tuy nhiên ảnh hưởng của sự công nhận nhà Triệu qua năm tháng

dài không phải đã không đem lại tích cực từ một hướng khác: Đó là vai trò
của nó trong sự hình thành quốc hiệu Việt Nam ngày nay.

Được coi là Việt

trong “vô số Việt” (bách Việt) vậy mà chỉ có nước Nam Việt dám đương
đầu với Hán tộc, được chính quyền trung ương Hán tộc nhắc nhở luôn
trong các văn thư với các triều đại độc lập về sau, cho nên Nam Việt có mặt
trong sử Việt là một dấu hiệu bám víu hãnh diện. Một người chống đối
trong thời thuộc trị (Lí Bí) xưng là Nam Việt Đế (541). Chính sử Việt dựng
lên một ông vua thần nước tiếp theo, đã xưng là Việt Vương lại mang thêm
tính danh Triệu, nhập nhoà với ông Triệu Vũ Đế xưa để thờ chung trên
châu thổ sông Hồng. Thế rồi tên nước của Đinh đối với Tống là Nam Việt
Vương dành cho Đinh Liễn, với bên trong là Đại Cồ Việt rồi văn hoa hơn,
là Đại Việt suốt gần mươi thế kỉ độc lập nhưng vẫn ở thế phiên thuộc chính
trị, văn hoá không rời trung ương phương Bắc. Truyền thống bám vào Triệu
Đà đó thành điều in trí hiển nhiên trong đầu các sử quan, cho đến cả một
triều đình thành danh xa tận phương nam như nhà Nguyễn, khi xưng tên
nước, lúc khởi đầu cũng đã muốn là Nam Việt trước khi là Việt Nam theo
sự ép uổng của nhà Thanh. Nước lớn muốn rẫy ra khỏi quá khứ, nước nhỏ
vẫn lăn bám vào, cho nên đến ông Trần Trọng Kim với thế giới đã đổi khác
mà vẫn còn giữ một chương Nhà Triệu trong quyển sử thời đại của mình!

Các tập đoàn Lạc và quyền lực Hán: Vấn đề Mã

Viện

Nam Việt mất, quân Hán nhân đó tràn xuống chiếm lĩnh cả phần

thuộc địa Âu Lạc cũ, ngoài hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân lại đặt thêm quận
Nhật Nam (111 tCn.) có dáng là đã tiến xa hơn về phía nam. Thật ra thì
phần lớn vùng thuộc địa mới này, một phần của Giao Chỉ Bộ, đều nằm về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.