BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 52

Tất nhiên tình hình không thể giữ yên mãi như thế được. Về mặt

tâm tưởng, quan lại Hán tự phụ mình mang sứ mệnh vương hoá, phải lo
“giáo hoá” dân man di cho biết lễ nghĩa, theo luật pháp mới, làm con dân
Triều đình trên cao. Về mặt thực tế, họ phải khai thác thuộc địa, thu thuế
má để nuôi sống cả một hệ thống cai trị càng lúc càng phải cồng kềnh hơn.
Trong công việc đó họ có thêm sự trợ giúp của những di dân đồng tộc hoặc
đi tìm sinh kế, hoặc lánh nạn chính trị từ phương Bắc xuống như vào giai
đoạn Vương Mãng chiếm quyền. Người ta kể trong loại cải cách này có hai
viên Thái thú được coi như đã đem lại hạnh phúc cho dân chúng thuộc địa:
Tích Quang coi Giao Chỉ thời Vương Mãng, được dẫn việc năm 29 của
Đông Hán, Nhâm Diên quan chức cùng thời làm đổi thay ở quận Cửu
Chân. Tuy nhiên khi quan lại thuộc địa tự coi như đã làm một ân huệ cho
dân bản xứ thì người bị trị lại oán hận khi nhìn vào phần đời sống họ phải
mất đi. Các Lạc tướng thấy dân dưới quyền cũa mình càng lúc càng vuột
khỏi tầm tay trong lúc quyền lực Hán càng lúc càng chen vào mạnh mẽ
hơn. Điều đó càng đậm nết với triều đại Hán thứ hai: Đông Hán bắt đầu
năm 25, phục hưng dòng họ cũ, đem lại uy thế lấn lướt hơn.

Thái thú đã lớn quyền thế mà năm 30, chức Đô uý còn được bãi bỏ

để Thái thú kiêm nhiệm, có nghĩa là nắm quyền dân sự lẫn quân sự. Cũng
thời Đông Hán, Thứ sử không phải về kinh báo cáo như trước mà hiện diện
liên tục ngay tại trị sở giám sát. Chức này vốn nhỏ hơn Thái thú nhưng hẳn
vì sự thay đổi này đã trở nên nhiều quyền hành hơn. Hệ thống cai trị như
thế càng chặt chẽ hơn. Sử quan Hán khởi đầu đổ hết tội gây nên bạo loạn
nơi Tô Định, người thay thế Tích Quang năm 34, tuy nhiên phải nhận rằng
sự chuyển đổi người mới cũng là một nguyên cớ quan trọng. Thái thú đã
lớn quyền, nhiệm sở lại cách xa triều đình, nên dễ dàng vơ vét, nghĩa là Tô
Định không làm gì khác hơn các đồng sự của mình, chỉ có điều là có thể đã
làm đậm hơn trong thời gian mới tới, hay là đã rủi ro đến vào lúc sự bất
mãn của dân bị trị lên đến cao độ. Và thế là có cuộc khởi nghĩa của Hai Bà
Trưng (40-43) theo lối thường gọi cho đến nay, nhưng thật ra đây là của hai
trung tâm Lạc liên kết: Mê Linh và Châu Diên (của ông Thi, chồng bà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.