BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 73

Ấn phát triển, và có lẽ là nguyên nhân khiến Lí Phật Tử xa rời tin tưởng
thần quyền địa phương. Tuy nhiên rõ ràng là tôn giáo mới chưa đủ khả
năng kết tập lực lượng mới giúp cho người làm chủ Giao Châu giữ được
quyền bính. Phía bắc, Tuỳ thống nhất đất nước, sai Dương Tố diệt Lí Xuân
(590), nghe lời Tố cử thứ sử châu Qua là Lưu Phương chinh Nam, bắt Lí
Phật Tử đưa về Bắc (602), kết thúc một giai đoạn cố gắng độc lập ngắn
ngủi nhưng quan trọng vì đã mở màn cho các lực lượng li khai về sau có đà
khoét sâu sự phân hoá trên thuộc địa phương Nam của Trung Hoa.

Phụ lục KHẢO CỔ HỌC PHÙ NAM TRÊN

ĐỒNG BẰNG CỬU LONG

Như đã nói, lịch sử Phù Nam bắt đầu từ khi P. Pelliot (1903) tách

các tài liệu thư sử Trung Hoa phối hợp với một số bia đá để đưa ra một đề
mục có ý nghĩa dứt khoát “Le Fou Nan” (Nước Phù Nam). Nhưng để cho
Phù Nam có một địa vực thì lại phải cần đến những khai quật rộng lớn, đầu
tiên là của L. Malleret trong năm 1944 trên vùng đất Miền Tây Nam Bộ,
phát hiện ra di tích nổi tiếng Óc Eo để tạo lập danh xưng Văn hoá Óc Eo
cho khảo cổ học thế giới.

Địa điểm Óc Eo nằm dưới chân núi Ba Thê, trước chiến tranh thuộc

xã Mĩ Lâm, tổng Kiến Hào, tỉnh Rạch Giá nay thuộc xã Vọng Thê, huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ở đây, từ đầu những năm 40 thế kỉ XX, trên
vùng đất ngập nước phần lớn trong năm này, người làm ruộng thường lượm
được nhiều vật trang sức bằng vàng bạc, đá quý khiến người ta đổ xô đến
“tìm của,” tụ tập thành dãy phố có quán ăn, rạp hát… ồn ào huyên náo.
Trường Viễn Đông Bác Cổ phải lật đật tổ chức khai quật do L. Malleret dẫn
đầu, trong đó một nhân viên, ông Trần Huy Bá nhân tiện đi theo làm việc,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.