BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 108

biên. Hoàn dừng ngựa nghiêng mình, hỏi thăm sức khoẻ của Hoàng đế rồi
cùng chúng tôi đi ngựa về, thỉnh thoảng mời ăn cau trầu, là phong tục hậu
đãi của xứ này. Trong thành không thấy dân chỉ có trại lính, phủ thự thấp
hẹp, nơi cửa nhà có đề hai chữ “Minh Đức”. Hoàn nhận chiếu không lạy,
nói là năm gần đây đánh giặc ngã ngựa đau chân. Qua hôm sau dọn bày yến
tiệc. Ba trăm binh sĩ đều khắc chữ “Thiên tử binh” trên trán. Binh khí chỉ
có cung nỏ, thuẫn bằng gỗ, gươm giáo… yếu ớt không dùng gì được. Bọn
quan thuộc ai thành thạo thì chọn ở gần làm việc, có phạm lỗi nhỏ gì thì
đánh đuổi đi, hết giận lại cho phục chức. Có cái tháp gỗ nhỏ vụng về thô
kệch, một hôm mời Cảo lên, nhìn và hỏi: “Ở Triều đình có cái tháp này
không?” Xứ ấy không có khí lạnh, tháng chạp cũng mặc áo cánh và dùng
quạt.

(Phỏng theo bản dịch An Nam chí lược

của Đại học Huế)

Bài tường thuật cho thấy sự giao tiếp bình thường giữa sứ Tống và

vua Việt. Chi tiết Lê Hoàn lấy cớ ngã ngựa đau chân để không lạy chiếu,
được thuật lại mà không kèm theo phê phán trong tờ tấu chứng tỏ ngay
triều đình Tống cũng không coi là mất thể diện. Chúng ta có thể đối chiếu
tình trạng này với các sử kiện thuộc các đời sau để nhận ra sự kênh kiệu
của sứ thần Trung Quốc (không phải chỉ sứ Mông Cổ) và sự co rút khúm
núm của các triều đại về sau, chứng tỏ mối liên quan phiên thuộc – thiên
triều càng lúc càng đậm nét thất thế về phía Việt.

Phụ lục 2 THÁNH ĐỊA MĨ SƠN VÀ CÁC

KINH ĐÔ

Mĩ Sơn là thánh địa Ấn Độ Giáo của vương quốc Champa nay

thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.