BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 119

Năm 1043 “giặc gió sóng” Chiêm Thành theo gió nam đến cướp

ven biển. Người đời sau cho rằng trận chiến chiếm Chà Bàn trong năm sau
có nguyên nhân là phản ứng của Thái Tông đối với cuộc cướp phá này.
Nhưng với Thái Tông thì không phải như vậy. Ông đã hỏi quần thần một
cách giả vờ ngây thơ: “Tiên đế mất đi đã 16 năm mà sao chưa thấy Chiêm
Thành sang cống? Uy đức ta chưa đến họ chăng?” Ông quyết định đánh
người, không màng đến tính đạo đức giả trong lập luận, như Ngô Sĩ Liên về
sau đã bài bác: “Giặc xâm lấn mà đem quân hỏi tội thì phải rồi, còn nói là
muốn cho người ta phục thì lấy đức cảm hoá là đủ, sao lại phải đem quân đi
xa?” Cũng nên lưu ý rằng sử ghi năm 1042 có “đói to,” nghĩa là hé cho
thấy một yếu tố kích thích ra quân. Vậy thì chuyến nam chinh 1044 là do
viễn vọng về kho tàng phương Nam tích trữ trong vai trò của Chiêm làm
trạm trung chuyển của con đường thương nghiệp Hoa Ấn, mở đầu với
Harivarman II lên ngôi 989, chuyển qua người gọi là Yang Ku Pu Vijaya
Sri (999) năm sau dời về Chà Bàn, gây một sự hưng thịnh mới quanh đất
Bình Định ngày nay khi xây dựng triều đại của “Vương quốc Vijaya mới
thành lập,” như lời sứ báo với vua Tống.

Nhưng trận chiến thắng 1044, giết Sạ Đẩu (Jaya Shimhavarman II)

đem cho Thái Tông ngoài cung phi mĩ nữ, vàng bạc dành cho sự hưởng thụ
cấp thời, còn làm rẽ ra một lối mới cho nhà Lí trong việc khai thác thành
quả mà ta không rõ là có được dự tính trước hay không. Họ đã bắt được
đến 5000 tù binh Chàm ngay trên đất Quảng Nam giáp vùng biên giới phía
nam của Đại Cồ Việt, như thế thật dễ dàng cho việc di chuyển người lên
phía bắc. Tuy nhiên, thời Lê, nơi “động” Hoa Lư chật hẹp, Lê Hoàn chẳng
biết làm gì với các tên dân, lính chiến bại cho nên cuối cùng đành đẩy đám
này về với dân xứ họ (992). Lí Thái Tổ cũng chưa biết cách nào khác hơn.
Ông thả tù binh “man” của Ngoạ Triều, “tha cho người ở vùng Nam Giới…
châu Hoan” được về xứ sở cũ (1011). Thái tử dưới quyền ông đi đánh
Chiêm Thành cũng chỉ giết người (1020), có bắt tù binh thì đẩy vào trong
trại Định Phiên để làm đồn binh giữ vùng biên giới (1025). Thế nhưng với
Thái Tông đã thấy trên vùng đất quản trị rộng lớn của mình, các thủ lãnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.